Cổ phiếu thép hứng khởi đầu phiên 14/7 với tin tức về kết quả kinh doanh ấn tượng của NKG “dội về” sau giờ giao dịch chiều hôm trước.
Tính đến 9h17, NKG tăng 5%, SMC tăng 4,7%, HSG tiến 1,6%, TLH tăng 3,6%, POM đi lên 1,4% trong khi đó anh cả của ngành là HPG chỉ tăng nhẹ 0,4%.
Chỉ số VN-Index mở cửa với sắc xanh nhờ vào các cổ phiếu hàng tiêu dùng, tiện ích như VNM, MSN, GAS, PLX cùng với sự góp sức của VHM, CTG và HPG.
Ngành ngân hàng và bất động sản nhìn chung đang là hai nhóm đè nặng lên khả năng tăng điểm của VN-Index.
Lúc 9h22, đại đa số cổ phiếu nhà băng đều đỏ giá. Mức giảm nặng nề nhất thuộc về VIB (-4.2%). Trong khi đó, CTG và BID là hai mã ngân hàng duy nhất tại HOSE tăng giá.
Ngành bán lẻ, phân phối sau khi đi ngược thị trường trong những phiên lao dốc trước đó thì nay đã bắt đầu suy yếu. MWG giảm 1,7%, DGW giảm 2,3%, PET giảm1%, FRT giảm nhẹ 0,2% tính đến 9h24.
Lúc 9h30, biến động tích cực đã quay trở lại khi nhiều cổ phiếu lớn giữ được đà tăng tốt, VN-Index vì vậy cũng hồi phục. HVN hiện tăng 2,2%, PNJ tăng 1%, VHM tăng 1,8%, GAS tăng 1,1%.
Trong khi đó, HNX-Index giữ được sắc xanh nhẹ nhờ lực đẩy của các mã như THD, SHB, IDC... Hiện tại, THD tăng 0,6%, SHB tăng 0,8%.
Tại thời điểm này, VN-Index tăng 2,26 điểm (0,17%) lên 1.299,8 điểm; HNX-Index tăng 2,02 điểm (0,68%) lên 298,72 điểm; UpCOM-Index giảm 0,36 điểm (-0,42%) xuống 85 điểm.
Đến 9h34, VN-Index đã bật tăng cao hơn so với thời điểm sao phiên ATO. Dù vậy, để thị trường bay cao hơn thì có thể cần nhóm ngân hàng thôi giảm điểm.
Trước đó, thị trường hồi phục nhẹ vào cuối phiên 13/7 với việc nhiều nhóm ngành cổ phiếu như chứng khoán, chế biến thủy sản... đồng loạt tăng mạnh.
Tuy nhiên, khối ngoại không còn duy trì được sự tích cực khi bán ròng trở lại 209 tỷ đồng trên toàn thị trường. Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 356 tỷ đồng. Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng 66 tỷ đồng, nhưng khối tự doanh bán ròng 215 tỷ đồng.
Chứng khoán AseanSC (AseanSC) dự báo, VN-Index có thể sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng kháng cự gần 1.300 – 1.310 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.320 – 1.330 điểm.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường đang bước vào giai đoạn giằng co cho nên thị trường có thể sẽ biến động hẹp và đi ngang với khối lượng giao dịch ở mức thấp, đặc biệt dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý: Chốt phiên 13/7, Dow Jones giảm 107,39 điểm xuống 34.888,79 điểm; S&P 500 giảm 15,42 điểm xuống 4.369,21 điểm; Nasdaq giảm 55,59 điểm xuống 14.677,65 điểm. Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 13/7. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,93%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,52% còn Topix tăng 0,73%. Thị trường Trung Quốc đi lên từ đầu phiên với Shanghai Composite tăng 0,53%, Shenzhen Component tăng 0,183%. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,63%, dẫn đầu khu vực. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,6%. ASX 200 của Australia tăng giảm 0,02%. Chốt phiên 13/7, giá dầu Brent tương lai tăng 1,33 USD lên 76,49 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,15 USD lên 75,25 USD/thùng. |
Văn Thắng
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|