Trong tuần qua chỉ số chính của thị trường chứng khoán VN-Index có 2 phiên áp sát mức 1.300 điểm tuy nhiên cũng giống như những nỗ lực trước đó đều không mang lại thành quả và bị đẩy ngược về sát mức tham chiếu. Sự hụt hơi của thị trường cũng đến từ sự suy yếu của nhóm dẫn dắt trước đó là ngân hàng và chứng khoán. Áp lực bán đặc biệt tăng mạnh trong 2 phiên cuối tuần xóa tan hoàn toàn thành quả của cả tuần trước đó. Đóng cửa tuần giao dịch từ 30/09-04/10, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.270,60 điểm,giảm 20,32 điểm (-1,57%).
Thanh khoản thị trường có tuần bùng nổ vượt +21,2% so với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế đến cuối tuần giao dịch, thanh khoản giao dịch bình quân trên sàn HSX đạt 762 triệu cổ phiếu (-4,95%), tương đương 18.540 tỷ đồng (-4,27%) về giá trị giao dịch.
Độ mở thị trường nhấn chìm trong sắc đỏ với 20/21 nhóm ngành điều chỉnh. Gây áp lực lớn lên thị trường và tâm lý nhà đầu tư trong tuần qua là các nhóm ngành: Nhựa (-5,66%), Hàng tiêu dùng (-5,53%), Thủy sản (- 4,65%), BĐS dân cư (-4,33%),... Nhóm ngành duy nhất ngược dòng thành công trong tuần qua là nhóm Thép (+0,49%) được hưởng lợi lớn theo đà hồi phục giá thép thế giới.
Khối ngoại mua ròng nhẹ +445 tỷ đồng trên sàn HSX trong tuần giao dịch đầu tháng 10. Tâm điểm mua ròng trong tuần qua là nhóm cổ phiếu như: TCB (+732 tỷ đồng), FUEVFVND (+523 tỷ đồng), FPT (+379 tỷ đồng),... Ở chiều bán ròng, nhóm nhà đầu tư ngoại hạ tỷ trọng một số mã: HPG (-306 tỷ đồng), HDB (-242 tỷ đồng), VPB (-163 tỷ đồng),...
Chứng khoán Mirae Asset (MAS) cho biết sau ba phiên giảm điểm liên tiếp, chỉ số VN-Index đã chốt tuần tại mốc 1.270,6 điểm. Tâm lý lo ngại dường như đang xuất hiện khi bên mua hạn chế đặt giá cao, còn bên bán thiếu kiên nhẫn vào cuối phiên. Diễn biến thoát hàng của bên bán khiến nhiều cổ phiếu bluechip trong nhóm VN30 đóng cửa ở mức thấp nhất. MAS khuyến nghị nhà đầu tư theo dõi diễn biến thanh khoản để đánh giá phản ứng của thị trường tại ngưỡng hỗ trợ này, nhưng tâm lý chung vẫn còn lưỡng lự do căng thẳng tại Trung Đông.
Chứng khoán BSC nhận định rằng VN-Index đã chững lại đà điều chỉnh sau khi giằng co trong vùng 1.275 – 1.280 điểm cả ngày và đóng cửa giảm hơn 7 điểm tại 1.270,6 điểm. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về phía tiêu cực với nhiều ngành giảm điểm, ngoại trừ ngành dầu khí có diễn biến tích cực. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX, nhưng lực cầu bắt đáy có thể xuất hiện trong các phiên tới.
Theo Chứng khoán Đông Á, thị trường có thể tiếp tục xu hướng điều chỉnh trong tuần tới, với hỗ trợ ngắn hạn tại 1.250 điểm. Đông Á khuyến nghị nhà đầu tư trung dài hạn tiếp tục tích lũy các cổ phiếu bất động sản, ngân hàng và khu công nghiệp, trong khi nhà đầu tư ngắn hạn nên chờ thị trường cân bằng hơn trước khi tham gia.
Chứng khoán SSI cho rằng, VN-Index vẫn duy trì trên đường trung bình EMA 36 tại mốc 1.270 điểm, với khả năng hồi phục nhẹ lên vùng 1.279 điểm. Tuy nhiên, xu hướng điều chỉnh ngắn hạn chưa kết thúc, và áp lực bán có thể kéo dài trong ngắn hạn.
Theo Chứng khoán KB, mặc dù phần lớn thị trường nghiêng về các mã giảm điểm, nhưng không có dấu hiệu khớp sâu xuống các vùng giá thấp. VN-Index vẫn có cơ hội phục hồi tại các vùng hỗ trợ, với khả năng phản ứng tích cực ở mốc 1.255 điểm.
Chứng khoán TPS có cái nhìn tiêu cực hơn, cho rằng VN-Index có khả năng điều chỉnh về vùng 1.240 - 1.260 điểm. Hình thái nến tiêu cực trong tuần qua cho thấy tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn, và nhà đầu tư nên cẩn trọng, chỉ mua vào khi chỉ số chạm ngưỡng hỗ trợ mạnh.
Cuối cùng, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định thị trường vẫn đang giảm điểm và dần lùi về đường MA(20) tại vùng 1.270 điểm. Thanh khoản giảm cho thấy sự thận trọng của dòng tiền hỗ trợ. Vùng hội tụ các đường MA(20), MA(50), MA(100) và MA(150) từ 1.260 – 1.270 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ đà giảm. VDSC khuyến nghị nhà đầu tư nên theo dõi diễn biến cung cầu và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý.
Các quỹ ngoại Singapore nhiều lần đăng ký mua cổ phiếu VNM nhưng bất thành, mục đích thực sự là gì? F&N Dairy Investments Pte. Ltd, quỹ ngoại đến từ Singapore, tiếp tục đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu VNM của Vinamilk sau nhiều ... |
Bà Nguyễn Thị Hương Giang mở rộng quyền lực tại SBBS sau loạt giao dịch cổ phiếu Bà Nguyễn Thị Hương Giang - Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), vừa tăng tỷ lệ sở hữu lên 60,19% sau loạt giao ... |
Top 3 quỹ mở dẫn đầu: Lợi nhuận lên đến 34%, cơ hội gia tăng tài sản cuối năm 2024 Theo thống kê của Fmarket, trong 9 tháng đầu năm, nhiều quỹ mở cổ phiếu tại Việt Nam đã đạt lợi nhuận vượt trội, với ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|