Sau hai phiên giảm liên tiếp, trong phiên hôm nay lực mua của nhà đầu tư gia tăng mạnh mẽ đã giúp thị trường chứng khoán tăng điểm trở lại. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index leo lên mức 1.245 điểm, tăng 9,51 điểm so với phiên hôm qua. Thanh khoản sàn HOSE hôm nay đạt 20.756 tỷ, giảm 12,99% so phiên trước, giảm 16,67% so với trung bình 10 phiên.
Trụ cột chính cho phiên tăng hôm nay là BID và GVR. BID tăng gần 3% kéo VN-Index tăng mạnh. Nhóm ngân hàng nói chung tuy biến động phân hóa trong phiên nhưng vẫn có nhiều đại diện kéo VN-Index đi lên như TCB, VCB, CTG.
Chiều khiến thị trường giảm điểm không có nhiều cổ phiếu ngân hàng góp mặt, SHB, HDB khiến chỉ số giảm nhẹ gần 0,2 điểm. GVR có phiên tăng trần với khối lượng giao dịch gần 9.5 triệu cp. Đà tăng này góp phần kéo 2 điểm tăng cho VN-Index. Từ đầu năm tới nay, mã này có chuỗi tăng dốc với mức tăng tới 30%.
Nhiều cổ phiếu lớn của các ngành tham gia dẫn dắt thị trường. HPG, MSN, MWG, HAH, PVD, VRE đều tăng tốt và có đóng góp cho phiên tăng điểm hôm nay. Cổ phiếu viễn thông, công nghệ thông tin có một phiên thắng lớn. FPT, CTR, CMG, ELC, VTC đồng loạt tăng mạnh.
Khối ngoại bán ròng 173,08 tỷ đồng, tập trung các mã MWG, VIX, MSN.
Kiểm định lại vùng hỗ trợ quan trọng tại 1.235-1.240 điểm: Theo phân tích từ Chứng khoán TPS, sau hai phiên giảm mạnh liên tiếp chỉ số VN-Index đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ về mặt điểm số trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, với thanh khoản sụt giảm nhanh, TPS cho rằng nhiều khả năng đây là phiên phục hồi kỹ thuật.
Theo quan sát của TPS, lực mua và dòng tiền vẫn chưa thể hiện được ưu thế vượt trội trong phiên hôm nay. Chỉ số tăng điểm chủ yếu do áp lực bán giảm khi một số mã blue-chip tăng mạnh và ảnh hưởng lớn đến VNIndex.
Trong phiên ngày mai, chỉ số sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ quan trọng tại 1.235-1.240 điểm. Nếu mức hỗ trợ bị phá vỡ, lực bán mạnh có thể khiến chỉ số giảm về vùng 1.230-1.235 điểm. Trong kịch bản tích cực hơn, nếu lực mua xuất hiện và chiếm ưu thế hơn, VN-Index có thể tiếp tục hướng tới ngưỡng kháng cự nằm quanh vùng 1.250-1.260 điểm.
Về việc hút tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước, TPS cho rằng động thái này nhằm điều tiết thanh khoản ngắn hạn trong hệ thống ngân hàng. Khối lượng hút sẽ không nhiều và thời gian hút sẽ không kéo dài như đợt tháng 9/2023. Tuy nhiên nhà đầu tư cần theo dõi sát động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước để đánh giá ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và biến động chỉ số VN-Index.
Tiềm ẩn rủi ro thị trường có thể tiếp tục giảm: Với chứng khoán BSC, VN-Index tăng điểm từ đầu phiên sáng cho đến khi đà tăng chững lại tại ngưỡng 1.245, chỉ số giằng co và đóng cửa tại đây, tăng gần 10 điểm so với phiên hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 15/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Hóa chất dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành Công nghệ thông tin, Bán lẻ,…
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Dòng tiền bắt đáy đã xuất hiện tại ngưỡng 1.235, tuy nhiên không lớn, tiềm ẩn rủi ro thị trường có thể tiếp tục giảm xuống vùng 1.210 – 1.220. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.
VN-Index sẽ tiếp tục điêu chỉnh tích lũy: Dưới góc nhìn kỹ thuật của VCBS, VN-Index ghi nhận phiên hồi phục tăng điểm sau hai phiên trượt điểm liên tiếp. Ở khung đồ thị ngày, sau khi chạm mốc 0,786 của thang đo Fibonacci thoái lui, chỉ số chung cho dấu hiệu giữ vững tại mức 1240 và test lại vùng hỗ trợ này. Chỉ báo RSI có diễn biến hướng lên, đồng thời chỉ báo dòng tiền CMF vẫn đang ở vùng cao 0,19 nên xác suất cao VN-Index sẽ tiếp tục điêu chỉnh tích lũy.
Ở khung đồ thị giờ, chỉ số chung ghi nhận tăng trở lại sau khi chạm dải dưới của dải Bollinger band, chỉ báo RSI hướng lên ở vùng thấp cho thấy tích lũy là cần thiết trước khi có nhịp tăng mới.
Với diễn biến thị trường hiện tại, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc giải ngân cổ phiếu cho dấu hiệu kiểm tra hỗ trợ hoặc kháng cự thành công và thu hút dòng tiền trở lại thuộc nhóm ngành ngân hàng, bất động sản.
Thị trường chưa tiến vào vùng cân bằng: Còn theo Chứng khoán DSC, trạng thái phục hồi với biên độ nến, và thanh khoản thu hẹp cho thấy cường độ bên mua ở mức thận trọng. Trạng thái phục hồi kỹ thuật đơn thuần sau 2 phiên giảm liên tiếp, DSC nhận định thị trường chưa tiến vào vùng cân bằng.
Diễn biến xanh điểm tương đối gây bất ngờ khi đón nhận lượng cung hàng T+ về tài khoản của phiên 08/03. Tuy nhiên, chỉ số chung phục hồi nhờ lực kéo ở nhóm Ngân hàng, đây cũng là nhóm điều chỉnh sớm hơn.
Còn lại, độ rộng thị trường có sự phân hóa đối lập. Cấu trúc thị trường được đánh giá không an toàn khi nhóm kênh trên không còn điểm mua an toàn, còn nhóm kênh dưới chưa thấy điểm cân bằng. Tổng quan, động lượng ngắn hạn chuyển từ thế trung lập sang tiêu cực, xu hướng trong trung hạn vẫn được bảo lưu.
Về chiến lược giao dịch, DSC khuyến nghị nhà đầu tư hành động MUA. Dừng mua, ưu tiên quản trị danh mục, chờ trạng thái tích lũy an toàn trở lại.
DSC điều chỉnh nâng điểm chặn lãi với các vị thế có trong danh mục. Chủ động chốt hạ tỷ trọng tại VND, KBC.
Thanh khoản dòng tiền cá mập ở mức thấp, BID và GVR "gánh" chỉ số VN-Index Chỉ tính riêng cổ phiếu BID và cổ phiếu GVR, bộ đôi này đã góp cho VN-Index 4,137 điểm trên tổng số 9,51 điểm tăng ... |
Nhóm khu công nghiệp tiếp tục bứt phá, VN-Index trở lại mốc 1.245 điểm Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán tiếp tục bứt phá với sự dẫn dắt của các cổ phiếu thuộc nhóm BĐS ... |
Khối ngoại "đảo tay" tháo ròng, tập trung "xả" hàng trăm tỷ tại MWG Diễn biến ngày giao dịch thứ Ba (12/03), khối ngoại "tháo ròng" thị trường, tập trung chủ yếu vào MWG với 262,75 tỷ đồng. |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|