Nguyên nhân do đâu khiến những mẫu xe máy sử dụng động cơ 2 thì dần bị "lãng quên"

(Banker.vn) Hiện nay, phần lớn xe máy, mô tô được trang bị động cơ 4 thì (kỳ). Tuy nhiên vẫn còn những mẫu xe 2 thì tồn tại và được lưu hành, dù số lượng chiếm thiểu số. Vậy nguyên nhân do đâu khiến những dòng xe được trang bị động cơ 2 thì bị "chìm vào quên lãng".

Mẫu xe máy Honda "nhập khẩu" về Việt Nam với diện mạo dễ thương: Giá dễ gần, "ăn" xăng xíu xiu

"Bỏ túi" những bí quyết tránh nổ lốp xe máy mùa nắng nóng

Động cơ 2 thì hay còn gọi là động cơ 2 kỳ - đây là loại động cơ đốt trong được chế tạo theo dạng có pít tông đẩy. Những mẫu xe máy được trang bị động cơ này đa số phổ biến trên xe máy trong giai đoạn 1970-2000. Hệ trục khuỷu của động cơ hoàn thành một chu vòng quay, thực hiện đầy đủ kỳ hút-nén-nổ-xả, trong 2 giai đoạn (thì).

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Giai đoạn đầu là chuyển động của piston từ trạng thái tĩnh theo một hướng về trạng thái tĩnh mới, hay chuyển động từ một điểm chết dưới đến điểm chết trên (kỳ lê - upstroke). Sau đó, trục khuỷu sẽ hoàn thành nửa vòng quay còn lại của chu kỳ trong giai đoạn thứ 2 (thì 2) với hành trình piston ngược lại, từ điểm chết trên về điểm chết dưới (downstroke).

Loại động cơ 2 thì xăng thường được dùng cho xe có công suất thấp, máy cắt cỏ,… Trong khi động cơ 2 thì diesel bắt gặp ở những thiết bị, phương tiện có công suất lớn như máy phát điện, tàu hỏa, tàu thủy… Cấu tạo động cơ 2 thì bao Cấu tạo của động cơ 2 thì được cho là đơn giản với ít chi tiết, gồm: piston, trục khuỷu, thanh truyền, bugi, cửa nạp, cửa xả, bánh đà. Cụ thể chi tiết như sau:

- Piston: Chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu bị đốt cháy và giãn nở trong buồng đốt đến trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston chuyển động tịnh tiến trong xy-lanh, giữa piston và xy-lanh có các vòng xéc măng để đảm bảo độ kín. Bugi: Bộ phận đánh lửa tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.

- Trục khuỷu: Giúp piston chuyển đổi từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động tròn. Thanh truyền: Dùng để truyền dao động từ piston đến trục khuỷu.

- Cửa nạp: Cho hòa khí đi vào bên trong buồng đốt để thực hiện việc đốt cháy. Cửa xả: Đưa khí thải ra bên ngoài. Bánh đà: Bộ phận giúp lưu trữ năng lượng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Ưu điểm của động cơ 2 thì

Trên lý thuyết, động cơ 2 thì là có hiệu suất trên dung tích xy-lanh tốt hơn một động cơ 4 thì cùng dung tích. Điều này đến từ việc động cơ 2 thì có ít quá trình hơn và mỗi giai đoạn đều tạo ra công. Kết cấu đơn giản nên khối lượng nhẹ. Dễ bảo trì, sửa chữa.

Khuyết điểm của động cơ 2 thì

Sử dụng nhiều chất bôi trơn nên động cơ 2 thì phát thải nhiều khí cacbon monoxit và các chất hydrocarbon. Kém bền do các bộ phận hoạt động nhiều hơn. Tiêu hao nhiên liệu hơn.

Hiện nay, ưu điểm của động cơ 2 thì không còn tạo nên khoảng cách quá lớn với động cơ 4 thì. Tuy nhiên, khuyết điểm của loại động cơ này vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến việc các hãng xe không còn quá mặn mà. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe cũng là nguyên nhân đẩy động cơ 2 thì vào ngõ cụt. Hiện nay, các mẫu xe 2 thì tại Việt Nam đa phần là xe cũ, đã ra mắt từ lâu như Honda Dio, các mẫu Vespa cổ hay Suzuki RGV, Satria, Yamaha Z125…

Mẫu xe máy Honda "nhập khẩu" về Việt Nam với diện mạo dễ thương: Giá dễ gần, "ăn" xăng xíu xiu

Là mẫu xe máy nhập khẩu nhưng chiếc tay ga Honda Scoopy 110 từ Indonersia về Việt Nam lại có giá bán không hề đắt ...

Mẫu xe máy "hàng Thái" sở hữu trang bị cực đỉnh, giá siêu mềm: Honda SH cũng phải thua

Vừa qua, mẫu xe máy tay ga Horizon 150 đến từ thương hiệu Thái Lan Alpha Volantis đã chính thức được mở bán tại thị ...

Thu Uyên (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục