“Sức khỏe” ngành sản xuất đang phục hồi tích cực Công nghiệp phục hồi nhanh, nhiều ngành sản xuất trọng điểm có chỉ số tăng cao Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực |
Ngành sản xuất của Nga phục hồi mạnh mẽ
PMI của Nga trong tháng 3 là 55,7 điểm, con số này tăng so với 54,7 hồi tháng 2 và cao nhất kể từ tháng 8/2006.
Gần đây Nga đã chi mạnh tay cho ngành sản xuất, rót tiền vào lĩnh vực quân sự để đẩy mạnh phục vụ quân đội. Chính sách này cũng giúp sản lượng công nghiệp tháng 2 tăng mạnh hơn dự báo.
Nhu cầu nội địa giúp chỉ số giá sản xuất của Nga lên 55,7 điểm tháng trước, cao nhất từ năm 2006 |
Bên cạnh đó, trong tháng 3, số đơn hàng xuất khẩu mới cũng lần đầu tiên tăng kể từ tháng 10/2023. S&P Global cho rằng, nhu cầu của khách hàng nước ngoài đang tăng lên, khi Nga mở rộng sang các thị trường xuất khẩu mới và giành được nhiều khách hàng mới.
“Doanh nghiệp Nga đang tuyển nhân viên với tốc độ mạnh nhất từ tháng 11/2000. Nga cũng đang tăng mua nguyên liệu đầu vào để gây dựng lại hàng tồn kho”, S&P Global cho biết.
Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng 4,6%
Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 - nhanh hơn mức 4,4% của năm 2023, nhờ thương mại phục hồi.
Đối với Trung Quốc, WB dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 4,5% trong năm nay so với mức 5,2% của năm ngoái.
Tuy nhiên, WB cảnh báo rằng mặc dù xuất khẩu hàng hóa trong khu vực bắt đầu phục hồi từ nửa cuối năm 2023 nhưng khu vực châu Á đang phát triển có thể phải đối mặt với các chính sách bóp méo thương mại tại các thị trường điểm đến quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra, WB ước tính tăng trưởng sản lượng công nghiệp của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm nếu lạm phát gia tăng bất ngờ ở Mỹ và lãi suất được duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài. Trong khi đó, những cú sốc vĩ mô có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm 0,3 điểm phần trăm.
WB khuyến nghị việc loại bỏ các rào cản cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục sẽ giúp thu hẹp khoảng cách năng suất ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp tư nhân ở châu Á và các đối thủ ngoài khu vực.
Thanh Bình
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|