Ngân hàng Nhà nước dự kiến siết chặt tình trạng sở hữu chéo tại các nhà băng

(Banker.vn) Tại Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ siết chặt hơn tình trạng sở hữu chéo và lạm quyền cấp tín dụng cho một nhóm cổ đông tại ngân hàng.

Agriseco Research: Sự kiện Silicon Valley Bank phá sản chỉ tác động ngắn hạn tới tâm lý nhà đầu tư

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó bao gồm quy định về việc giới hạn cấp tín dụng và tỷ lệ sở hữu cổ phần của một hoặc một nhóm cổ đông tại ngân hàng.

Cụ thể, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng dự kiến giảm từ 15% xuống còn không quá 10% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ siết chặt hơn tình trạng sở hữu chéo. Ảnh minh họa
Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ siết chặt hơn tình trạng sở hữu chéo. Ảnh minh họa

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, giảm so với mức hiện hành là 25%.

Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức.

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất tỷ lệ sở hữu của một cổ đông cá nhân không được vượt quá 3% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (quy định hiện nay là 5%).

Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (quy định hiện nay là 15%), trừ các trường hợp ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt; sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa và sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.

Bên cạnh đó, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (giảm so với mức trước đó là 20%). Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.

Những quy định theo hướng chặt chẽ hơn tại Dự thảo Luật tổ chức tín dụng sửa đổi đang khiến giới ngân hàng lo lắng và cho rằng có thể làm giảm động lực phát triển của họ.

Tuy nhiên, theo NHNN, điều này giúp tăng cường tính đại chúng của ngân hàng, chống sở hữu chéo, chống thao túng, hạn chế việc chi phối và thâu tóm ngân hàng. Các quy định này sẽ ngăn lạm dụng quyền quản trị, chống lạm quyền cấp tín dụng và gia tăng tiếp cận vốn ngân hàng cho người dân.

Trước đó, báo cáo về vấn đề sở hữu chéo, Thống đốc NHNN cho biết các tổ chức tín dụng đã tích cực đẩy nhanh tiến độ xử lý các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo thông qua chuyển nhượng, thoái vốn, sáp nhập, hợp nhất, mua lại...

Theo đó, sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý có hiệu quả, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng đã được hạn chế và từng bước được kiểm soát. Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp giảm, đến nay còn tại một NHTM cổ phần với một cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp).

Cụ thể là trường hợp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – Công ty CP Bất động sản Hòa phát-Á Châu. Tỷ lệ sở hữu của ACB tại CTCP Bất động sản Hòa Phát-Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,05%.

Cũng theo thống đốc, thực tế, việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định. Việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

TS. Nguyễn Hữu Huân: Hai ngân hàng Mỹ sụp đổ có thể là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính mới

TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng, sau cuộc đại khủng hoảng 2008 - 2009, các quy định về ngân hàng trên thế giới không thay ...

Cho vay SME còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Hiện còn nhiều doanh nghiệp phản ánh khó tiếp cận vốn ngân hàng và việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ...

“Big 4” ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động

Việc giảm lãi suất huy động của nhóm “Big 4’ ngân hàng nhằm hưởng ứng chủ trương giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, ...

Lâm Tuyền

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán