Ngân hàng nào đang có mức lãi suất tiền gửi từ 6%/năm?

(Banker.vn) Lãi suất ngân hàng đang có dấu hiệu rục rịch tăng trở lại kể từ cuối tháng 3. Vậy ngân hàng nào đang có lãi suất tiền gửi mức từ 6%?

Theo khảo sát mới nhất, mức lãi suất huy động từ 5%/năm trở lên vẫn được hầu hết các ngân hàng duy trì đến thời điểm này. Tuy nhiên, mức lãi suất này tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn dài, từ 18-36 tháng, đặc biệt là kỳ hạn từ 24-36 tháng. Trong khi đó, kể từ cuối tháng 2/2024, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 12 tháng đều được các nhà băng đưa về dưới 5%/năm.

Ngân hàng nào đang có mức lãi suất tiền gửi từ 6%/năm?
Từ cuối tháng 2/2024, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 12 tháng đều được các nhà băng đưa về dưới 5%/năm. Ảnh minh họa

Với kỳ hạn gửi tiết kiệm 12 tháng, hiện chỉ còn số ít nhà băng duy trì lãi suất từ 5%/năm cho tiền gửi trực tuyến kỳ hạn này, bao gồm: VietBank (5,2%/năm), Nam A Bank (5,1%/năm), và một số ít ngân hàng đang niêm yết lãi suất 5%/năm gồm: HDBank, NCB, KienLong Bank, LPBank, Saigonbank.

Các ngân hàng đưa lãi suất tiền gửi tại tất cả các kỳ hạn về dưới 5% bao gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, GPBank, MSB, Dong A Bank, ACB, Techcombank, CBBank, ABBank, SeABank, SCB.

VietinBank là ngân hàng duy nhất trong nhóm big4 đang duy trì mức lãi suất 5%/năm (kỳ hạn 24-36 tháng) sau khi bất ngờ tăng từ ngày 16/4.

HDBank đang áp dụng lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn 18 tháng. Lãi suất trực tuyến kỳ hạn này đang là 5,9%/năm. Đứng sau đó lần lượt là: VietBank (5,8%/năm), LPBank và Saigonbank (5,6%/năm), NCB, KienLong Bank, Nam A Bank, và BaoViet Bank (5,5%/năm).

Ở kỳ hạn 24 tháng, VietBank và OCB đang dẫn đầu với lãi suất tiền gửi trực tuyến cao nhất lên đến 5,8%/năm. MB và Saigonbank đứng kế tiếp khi đang áp dụng lãi suất 5,7%/năm cho kỳ hạn này. Ngoài ra còn có LPBank với mức lãi suất 5,6%/năm.

Đối với tiền gửi 36 tháng, cũng là kỳ hạn dài nhất tại hầu hết các ngân hàng, OCB đang là ngân hàng duy nhất áp dụng mức lãi suất trực tuyến 6%/năm.

Nhóm các ngân hàng duy trì lãi suất huy động cao nhất ở kỳ hạn này còn có: SHB, VietBank, Saigonbank (5,8%/năm), MB (5,7%/năm), LPBank (5,6%/năm),…

Hiện nay, lãi suất huy động vẫn đang ở mức thấp kỷ mục trong những tháng đầu năm 2024, tiền gửi của người dân có phần giảm đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước tính đến 25/3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023 trong khi cùng thời điểm năm ngoái tăng gần 1,2%. Tuy nhiên, thanh khoản của các ngân hàng vẫn rất dồi dào.

Tính đến thời điểm 25/3, tăng trưởng tín dụng đạt 0,26%, dù con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng nó cho thấy sự cải thiện của tín dụng sau hai tháng đầu năm giảm. Tín hiệu này cũng phản ánh sự phục hồi của hoạt động cho vay trong nền kinh tế, bất chấp việc tăng trưởng tín dụng trong hai tháng đầu năm 2024 ghi nhận ở mức khá thấp, thậm chí là âm tại nhiều ngân hàng lớn.

Theo WiGroup, dư địa để các ngân hàng giảm lãi suất huy động sẽ không còn nhiều. Đây cũng là tín hiệu sớm cho thấy lãi suất huy động đã gần chạm "đáy".

Cũng trong tháng 3 vừa qua, thanh khoản ổn định trong hệ thống, lãi suất liên ngân hàng đã giảm sâu, gần chạm đáy. Tuy nhiên vào tuần cuối của tháng, dưới tác động của đợt hút ròng liên tục 15 ngày của Ngân hàng Nhà nước, cùng với tăng trưởng tín dụng dương trở lại khiến thanh khoản bị thắt chặt đột ngột dẫn tới việc lãi suất liên ngân hàng giật tăng mạnh vào cuối tháng.

Tuy nhiên, sự biến động này khả năng chỉ diễn ra trong ngắn hạn và sẽ không ảnh hưởng tới nền kinh tế chung, chuyên gia WiGroup nhận định.

Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất, hàng loạt NHTW châu Á tiến thoái lưỡng nan

“Nếu tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định và lạm phát vẫn ở mức 2,5% hoặc cao hơn, Fed thực sự có thể sẽ tiếp ...

Ngân hàng top đầu lãi suất huy động thông báo hạ lãi suất

Đây là lần đầu tiên ngân hàng này giảm lãi suất huy động sau gần 3 tháng trong bối cảnh các ngân hàng khác liên ...

Ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất bất ngờ điều chỉnh

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCOM: VBB) vừa thông báo thay đổi biểu lãi suất tiết kiệm từ hôm nay 17/4.

Thiên Kim

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán