Một doanh nghiệp khoáng sản "vất vả" chuyện giải trình

(Banker.vn) Cổ phiếu BKC ghi nhận 19 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 18 phiên tăng trần. Khoáng sản Bắc Kạn cho biết kết quả kinh doanh 2024 đạt kỷ lục với lãi ròng 54 tỷ đồng, gấp 10,5 lần cùng kỳ. Đà tăng mạnh của cổ phiếu cũng được hỗ trợ bởi động thái hạn chế xuất khẩu khoáng sản từ Trung Quốc.

Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn (HNX: BKC) tiếp tục có lần giải trình thứ hai trong tháng về nguyên nhân cổ phiếu tăng trần liên tục. Tính đến ngày 21/02, cổ phiếu BKC đã trải qua 19 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 18 phiên tăng trần. Trước đó, vào ngày 06/02, doanh nghiệp cũng đã có văn bản giải trình về diễn biến giá cổ phiếu.

Một doanh nghiệp khoáng sản
Ảnh minh họa

Theo BKC, kết quả kinh doanh khả quan trong quý 4/2024 là một trong những yếu tố tác động tích cực đến giá cổ phiếu trong thời gian qua. Tuy nhiên, doanh nghiệp khẳng định các diễn biến giá cả hoàn toàn phản ánh cung cầu thị trường và nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. BKC không có bất cứ tác động nào ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu trên sàn giao dịch.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Khoáng sản Bắc Kạn ghi nhận lãi ròng cả năm đạt gần 54 tỷ đồng, gấp 10,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần đạt 567 tỷ đồng, tăng 32%, trong khi giá vốn hàng bán là 472 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2023. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế của BKC cũng vượt xa kế hoạch khi đạt gấp 10,4 lần mục tiêu đề ra cho năm 2024. Theo doanh nghiệp, kết quả này chủ yếu đến từ sự tăng trưởng ổn định của thị trường tinh quặng kẽm – sản phẩm chủ lực của công ty.

Một doanh nghiệp khoáng sản
Kết quả kinh doanh của BKC các năm gần đây (Nguồn: Trung tâm dữ liệu Kinhtechungkhoan.vn)

Trên sàn HNX, cổ phiếu BKC liên tục duy trì đà tăng mạnh mẽ từ ngày 21/01 đến 21/02, trong đó có 18 phiên tăng trần. Nhờ chuỗi tăng giá này, giá cổ phiếu BKC hiện đã chạm mốc 84.900 đồng/cp vào cuối phiên giao dịch ngày 21/02.

BKC không phải là trường hợp duy nhất trong ngành khoáng sản ghi nhận đà tăng mạnh trong tháng 2/2025. Nhiều cổ phiếu cùng ngành cũng có diễn biến tích cực sau khi Trung Quốc tuyên bố hạn chế xuất khẩu một số khoáng sản quan trọng sang Mỹ. Đây được xem là hành động "đáp trả" của Trung Quốc trước các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn mà Mỹ áp dụng trước đó.

Khoáng sản Bắc Kạn được thành lập vào tháng 4/2000 với tư cách là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Đến tháng 4/2006, công ty tiến hành cổ phần hóa với tỷ lệ sở hữu của Nhà nước là 51%. Sau đó, vào năm 2009, cổ phiếu BKC chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Không lâu sau khi niêm yết, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp.

Hiện nay, BKC tập trung khai thác và chế biến khoáng sản, chủ yếu là quặng chì và kẽm, với các hoạt động chủ yếu diễn ra tại tỉnh Bắc Kạn và một số địa phương lân cận. Với việc giá quặng kẽm duy trì đà tăng mạnh, doanh nghiệp đang có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh, đồng thời kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì được kết quả tích cực trong năm 2025.

Vimico (KSV) có lần đầu tiên lãi nghìn tỷ đồng nhờ giá khoáng sản tăng cao

Sở hữu mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam, Vimico có một năm kinh doanh ấn tượng khi lợi nhuận tăng đột biến, đạt hơn ...

Khoáng sản TKV (KSV) hưởng lợi từ cơn sốt đất hiếm, cổ phiếu bùng nổ trên sàn chứng khoán

Cổ phiếu KSV của Vimico tăng 570% chỉ sau 2,5 tháng, thiết lập đỉnh mới trên 310.000 đồng. Động lực đến từ cơn sốt khoáng ...

Tăng gần 5 lần kể từ đầu năm, chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu Khoáng sản Bắc Kạn?

Cổ phiếu khoáng sản điều chỉnh mạnh phiên 19/2 khi KSV, HGM giảm sàn và MSR mất 11,5%, ngược lại, BKC tiếp tục tăng trần ...

Nguyên Nam

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục