Theo đó, ngày 26/4/2024 vừa qua, MB đã phát hành thành công lô trái phiếu mã MBBL2431010 có kỳ hạn 7 năm. Khối lượng phát hành là 301 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, giá trị phát hành là 301 tỷ đồng.
Được biết, đây là lô trái phiếu thứ 10 kể từ đầu năm được MB phát hành thành công, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá của cả 10 lô trái phiếu đạt 3.351 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, từ đầu năm 2024 đến nay, ngân hàng này cũng tích cực mua lại trái phiếu trước hạn. Cụ thể, MB đã có 7 lần tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị trái phiếu mua lại (theo mệnh giá) đạt 4.633 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, HOSE: MBB). |
Về tình hình kinh doanh, trong quý đầu năm, nguồn thu chính của MB sụt giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn thu hơn 9.062 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Mặc dù vậy, các nguồn thu ngoài lãi của MB đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Lãi thuần từ dịch vụ đạt hơn 945 tỷ đồng, tăng 37%, nhờ thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tăng 48% (711 tỷ đồng), thu từ dịch vụ ử lý nợ, thẩm định giá và khai thác tài sản gấp 2,6 lần (147 tỷ đồng).
Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lãi gần 965 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ thu được hơn 37 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng tăng 24% (462 tỷ đồng), lại từ chứng khoán đầu tư tăng 61% (217 tỷ đồng).
Chi phí hoạt động trong quý đã được tiết giảm 2%, chỉ còn hơn 3.514 tỷ đồng. Tuy nhiên, MB lại dành đến 2.707 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, do đó Ngân hàng chỉ còn lãi trước thuế hơn 5.795 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.
Năm 2024, MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng từ 6 đến 8% so với kết quả năm 2023, tương ứng dao động từ 27.884 tỷ đồng đến 28.410 tỷ đồng. Như vậy, sau quý đầu năm, MB đã thực hiện được 21% mục tiêu.
Tính đến thời điểm cuối quý 1, tổng tài sản của Ngân hàng thu hẹp 5% so với đầu năm, chỉ còn 900.647 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 82% (còn 11.915 tỷ đồng), tiền gửi và cho vay TCTD khác tăng đến 68% (77.809 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 1% (615.316 tỷ đồng).
Ở phía nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng giảm nhẹ 2% (còn 558.826 tỷ đồng), các khoản nợ Chính phủ và NHNN tăng lên 3.900 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ có gần 9 tỷ.
Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu tại ngày 31/03/2024 của MB là 15.294 tỷ đồng, tăng 56% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,6% đầu năm lên 2,49%.
Tuy vậy, trong thông báo mới đây của Vietcap về buổi trao đổi kết quả kinh doanh với Ngân hàng MB cho biết, việc phân loại nhóm nợ theo CIC dẫn đến mức tăng khoảng 80 điểm cơ bản trong tỷ lệ nợ xấu quý 1/2024 của MB, chủ yếu do một khách hàng doanh nghiệp quan trọng bị ngân hàng khác hạ xếp hạng, tuy nhiên doanh nghiệp này không được nêu rõ trong thông báo của Vietcap.
“Khách hàng này vẫn có dòng tiền và đang duy trì thanh toán cho MB, hiện ngân hàng đang làm việc với khách hàng doanh nghiệp này và ngân hàng liên quan để giải quyết và kỳ vọng nhóm nợ của khách hàng này có thể trở lại với mức cũ. MB ước tính tỷ lệ nợ xấu vẫn có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phân loại lại theo CIC trong quý 2/2024, khoảng 20 điểm cơ bản”, thông báo của Vietcap nêu rõ.
Đầu tháng 5/2024, gửi tiết kiệm 200 triệu đồng tại MBBank nhận lãi cao nhất là cao nhiêu? Đầu tháng 5/2024, ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm dao động quanh ngưỡng 2,1 - 5,6%, tuỳ ... |
MBBank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 6/2024 để bầu HĐQT, Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank - HOSE: MBB) vừa công bố nghị quyết về việc tổ chức Đại hội ... |
Thu Thảo
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|