Tạm dừng phiên giao dịch sáng ngày 7/10, cổ phiếu KPF của của Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) bất ngờ bật giảm kịch sàn (-6,67%) về mức 2.100 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt gần 1 triệu đơn vị với khối lượng dư bán giá sàn còn hơn 0,6 triệu đơn vị.
Diễn biến tiêu cực của cổ phiếu KPF đến ngay sau quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh đối với công ty |
Diễn biến tiêu cực của cổ phiếu KPF đến ngay sau quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh đối với công ty. Cụ thể, HoSE đã có thông báo chuyển cổ phiếu KPF của Công ty CP Đầu tư Tài sản Koji từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch, bắt đầu từ ngày 11/10/2024. Nguyên nhân là do KPF chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Điều này đã khiến cổ phiếu KPF rơi vào diện bị hạn chế giao dịch theo quy định của HoSE, tức là cổ phiếu này chỉ được giao dịch trong phiên chiều của các ngày giao dịch qua phương thức khớp lệnh tập trung và thỏa thuận.
Trước đó, vào ngày 19/9/2024, cổ phiếu KPF đã bị HoSE đưa vào diện kiểm soát. Đến ngày 24/9, KPF đã có báo cáo giải trình, nêu rõ biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng này. Theo giải trình của công ty, nguyên nhân dẫn đến việc chậm nộp báo cáo tài chính soát xét là do một số yếu tố khách quan liên quan đến việc gia hạn đăng ký kinh doanh và quá trình làm việc với đơn vị kiểm toán. Dự kiến, KPF sẽ hoàn thành báo cáo tài chính bán niên muộn nhất vào ngày 31/10/2024.
KPF cũng đang phải đối mặt với các vấn đề thuế |
Liên quan đến tình hình tài chính của công ty, ngày 29/8, HĐQT của KPF đã thông qua Nghị quyết về việc trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi. Cụ thể, tổng số nợ quá hạn đã được trích lập dự phòng tính đến ngày 30/6/2024 là 292,8 tỷ đồng, bao gồm các khoản cho vay, lãi vay tài chính và tiền tạm ứng.
Ngoài ra, KPF cũng đang phải đối mặt với các vấn đề thuế. Ngày 18/3/2024, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định cưỡng chế thuế đối với công ty này, do nợ thuế quá hạn hơn 90 ngày. Tổng số tiền bị cưỡng chế lên đến gần 12 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, KPF ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II/2024 âm 281,9 tỷ đồng, giảm 3.484,8% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh là do công ty đã trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi và tạm ứng có khả năng không thu hồi được.
Tình hình tài chính khó khăn, nợ thuế và việc trích lập dự phòng lớn đã gây áp lực lớn lên KPF, khiến cổ phiếu công ty bị hạn chế giao dịch và nhà đầu tư cần thận trọng trước khi quyết định đầu tư vào mã cổ phiếu này.
Phú quý giật lùi, doanh nghiệp liên quan tới KPF từng bị thu hồi dự án Theo tìm hiểu, Đầu tư Phúc Hậu có tiền thân là Công ty TNHH Phúc Hậu Tứ Hải được thành lập vào tháng 9/2011, doanh ... |
Ông Nguyễn Khánh Toàn – người bị cáo buộc cầm đầu đường dây thao túng thị trường chứng khoán từng liên quan đến một loạt ... |
2 tháng sau biến cố bắt Chủ tịch, cổ phiếu KPF bất ngờ nổi sóng Cổ phiếu KPF bất ngờ nổi sóng sau 2 tháng kể từ ngày cựu Chủ tịch KPF - ông Nguyễn Khánh Toàn bị khởi tố ... |
Lưu Lâm
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|