Lợi nhuận SaigonBank (SGB) “tụt lùi” trong quý III, nợ xấu tăng lên 2,13%

(Banker.vn) Chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng mạnh khiến lợi nhuận của SaigonBank (SGB) trong quý III/2022 suy giảm 8% về còn 48 tỷ đồng.
Mặc dù đã gia tăng trích lập dự phòng, số dư nợ xấu của Saigonbank vẫn tăng lên 391 tỷ đồng.
Mặc dù đã gia tăng trích lập dự phòng, số dư nợ xấu của Saigonbank vẫn tăng lên 391 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank – Mã: SGB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 với nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần đạt 214 tỷ đồng, tăng 47% so cùng kỳ.

Các nguồn thu ngoài lãi biến động không đồng nhất, trong đó lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gần gấp đôi với hơn 9 tỷ đồng. Ngược lại, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối sụt giảm 57% về còn 6,3 tỷ đồng; hay lãi từ hoạt động khác cũng giảm phân nửa về mức 7 tỷ đồng.

Quý III, SaigonBank tăng mạnh 40,7% chi phí hoạt động khi chiếm gần 156 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng mạnh 85,7% khi chiếm gần 21 tỷ đồng.

Kết quả, SaigonBank đạt 48 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III/2022, giảm gần 8% so với cùng kỳ 2021.

Kết quả kinh doanh quý III và lũy kế 9 tháng năm 2022 của SGB (Nguồn: BCTC quý III của SGB)
Kết quả kinh doanh quý III và lũy kế 9 tháng năm 2022 của SGB. Nguồn: BCTC quý III của SGB

Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của SaigonBank tăng 46,4% khi đạt 663,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 189,1 tỷ đồng, tăng 17,3% so cùng kỳ.

Tính đến thời điểm 30/9/2022, tổng tài sản của ngân hàng tăng 2,8%, đạt hơn 25.300 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng đạt 18.335 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với cùng kỳ. Tiền gửi của khách hàng tăng 1,3%, đạt 18.338 tỷ đồng.

Dù trích lập dự phòng của ngân hàng tăng so với cuối năm ngoái, số dư nợ xấu của Saigonbank tăng 20,3% lên 391 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,97 lên 2,13%.

Theo báo cáo tài chính quý III của ngân hàng, tuy nợ nhóm 3 giảm từ 41,5 tỷ đồng xuống 10,9 tỷ đồng nhưng số dư nợ nhóm 4 và nhóm 5 đều tăng sau 9 tháng đầu năm.

Nợ nhóm 4 tăng gần 20% từ 106,6 tỷ đồng lên 127,1 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm là 253,2 tỷ đồng, tăng gần 43% so với đầu năm và chiếm 64,7% số dư nợ xấu của ngân hàng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản#Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 145.000 tỷ đồng sau 9 tháng

Đến ngày 30/9, dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 145.000 tỷ đồng, tăng hơn 20% ...

Lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hút tiền về

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thể hiện sự linh hoạt trong điều tiết cân đối nguồn ngắn hạn của hệ thống, gián tiếp cân ...

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục cuối phiên, thanh khoản vẫn là câu hỏi lớn!

Phiên hôm nay ghi nhận cổ phiếu ngân hàng đảo chiều về cuối phiên chiều góp phần đáng kể vào đà hồi phục của chỉ ...

Hồng Giang

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán