Doanh thu thuần CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE - Mã: HPG) trong quý 2/2022 đạt 37.422 tỷ tăng trưởng 6% YoY. Lợi nhuận của Hòa Phát đạt 7.419 tỷ đồng (+52,9% YoY). Biên lợi nhuận gộp quý 2 đạt 18% giảm mạnh so với mức 33% của cùng kỳ năm 2021, và giảm so quý trước (22,7%) do giá vốn đầu vào tăng mạnh trong khi doanh thu chỉ nhích nhẹ.
Biên lợi nhuận gộp (tỷ đồng - %)
Nguồn: HPG, KBSV |
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng Hòa Phát trong kỳ tích cực nhờ xuất khẩu: Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG trong quý 2 đạt 1.041 triệu tấn tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu thép xây dựng đạt kết quả tốt nhờ xuất sang các thị trường mới đi cùng sự ổn định ở các thị trường xuất khẩu chính như Canada, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia.
Đây là điều tích cực trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ toàn ngành ảm đạm. Nhu cầu sụt giảm do thắt chặt nguồn cung thị trường bất động sản đi cùng với hoạt động xây dựng trì trệ bởi giá vật liệu xây dựng cao. Bên cạnh đó, giải ngân đầu tư công giai đoạn đầu năm vẫn còn yếu.
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng (tấn)
Nguồn: HPG |
Tiêu thụ HRC cùng tôn mạ ảm đạm hơn lần lượt đạt 658 nghìn tấn và 74,2 nghìn tấn. Phôi thép tiêu thụ trong quý 2/2022 rất thấp chỉ đạt 114 nghìn tấn (-43% YoY). Chủ yếu phôi thép được Hòa Phát xuất khẩu sang Trung Quốc trong khi nhu cầu tiêu thụ tại đây bị tác động tiêu cực bởi chính sách phong tỏa. Ngoài ra, tồn kho thép ở quốc gia này vẫn còn cao cho nên việc xuất khẩu sang Trung Quốc của HPG có thể vẫn gặp khó trong thời gian tới.
Trong tháng 7, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và ống thép đạt lần lượt 372 nghìn tấn (+2% YoY) và 60 nghìn tấn (+34% YoY), trong đó xuất khẩu thép xây dựng 147 nghìn tấn (+82% YoY). Tuy nhiên, tiêu thụ HRC và tôn mạ cho thấy kết quả trái ngược, giảm so với cùng kỳ. Tiêu thụ thép xây dựng gần như đi ngang trong khi xuất khẩu tích cực cộng với sự sụt giảm ở các sản phẩm thép khác cho thấy nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn còn yếu.
Tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong quý 2/2022: Với tình hình giá bán đầu ra giảm mạnh trong khi giá thành sản xuất cao, HPG phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lên tới 575 tỷ. Thêm vào đó, chi phí bán hàng cũng tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng và giá xăng dầu neo cao. Diễn biến thị trường tiền tệ trong thời gian vừa rồi khi USD lên giá cũng gây bất lợi cho HPG bởi doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu và có nhiều khoản vay theo USD. Khoản lỗ trong việc đánh giá lại các khoản mục nợ gốc ngoại tệ cùng chi phí đi vay tăng gần 20% do lãi suất cao khiến chi phí tài chính đội lên rõ rệt.
Vì vậy, lợi nhuận sau thuế quý 2 của HPG giảm sút một cách rõ rệt. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu đạt 81.480 tỷ đồng (+22.9% YoY), lợi nhuận sau thuế đạt 12.229 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp 6 tháng ghi nhận 21% thấp hơn 30% của năm 2021, biên lợi nhuận sau thuế đạt 12,2%
Dự án Container Hòa Phát giai đoạn 1 tại Vũng Tàu được khởi công từ tháng 04/2021. Công suất thiết kế giai đoạn 1 là 200.000 TEU/năm. Dự kiến dự án sẽ hoàn thiện vào quý 3/2022 và cho ra sản phẩm vào quý 4/2022. Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất – giai đoạn 2 với công suất 5,6 triệu tấn HRC hiện vẫn còn vướng mắc tại khẩu giải giải phóng mặt bằng. Hiện nay công ty đang gấp rút công tác giải phóng mặt bằng để kịp hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Giá nguyên vật liệu đầu vào dự báo tiếp tục giảm: Giá nguyên vật liệu Than cốc trên sàn Singapore giao dịch quanh mức 203 USD/tấn, giảm khoảng 40% so với giá thời điểm đầu tháng 4/2022. Bên cạnh đó, giá quặng sắt về mức 115 USD/tấn giảm 29% so với đầu quý 2. KBSV kỳ vọng giá quặng sắt tiếp tục điều chỉnh về mức 90-100 USD/tấn giai đoạn nửa cuối năm. Dự báo đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc và tình trạng phong tỏa chống dịch kéo dài khiến các nhà máy thép tại nước này phải giảm công suất, ngưng hoạt động dẫn đến dư thừa cung quặng sắt trong tương lai.
Đối với than cốc, KBSV cho rằng giá sẽ tiếp tục giảm về mức 200 USD/tấn vào quý 3 và 150 USD/tấn vào quý 4 với kỳ vọng nguồn cung than cốc được cải thiện khi mùa mưa bão đã qua tại một số quốc gia xuất khẩu chính như Australia, Queensland,... Nguyên vật liệu đầu vào lao dốc kéo theo giá thép giảm liên tiếp. Giá thép xây dựng của Hòa phát có đợt điều chỉnh lần thứ 13 liên tiếp trong 3 tháng tính từ ngày 10/5/2022 đến ngày 10/08/2022, từ mức khoảng 19 triệu đồng/tấn xuống khoảng 15 triệu đồng/tấn.
Diễn biến giá quặng sắt, than cốc, thép xây dựng và HRC từ đầu tháng 4/2022
Nguồn: KBSV |
Bên cạnh đó, giá bán các sản phẩm thép khác như HRC, tôn mạ, ống thép cũng chịu điều chỉnh. Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép xây dựng có thể kéo dài đà giảm đến hết quý 3 do nhu cầu tiêu thụ kém tích cực.
KBSV cho rằng, lợi nhuận HPG sẽ tạo đáy trong quý 3 bởi (1) Giá bán thép có xu hướng tiếp tục giảm trong giai đoạn cuối năm. Tuy nhiên so sánh với đầu quý 2 năm nay, nguyên liệu đầu vào đang giảm với tốc độ nhanh hơn so với giá thép (2) Tồn kho nguyên vật liệu giá cao vẫn khiến biên lợi nhuận chịu áp lực (3) Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước chưa được cải thiện trong khi thời tiết bắt đầu bước vào mùa mưa.
Với tình hình giải ngân đầu tư công giai đoạn đầu năm vẫn còn chậm, KBSV kỳ vọng giải ngân đầu tư công sẽ được đẩy mạnh vào cuối năm với bối cảnh giá nguyên vật liệu xây dựng xuống thấp đi cùng sự chỉ đạo của Chính phủ. Giải ngân vốn đầu tư công lũy kế 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 34,47% kế hoạch. Trong đó, tình hình giải ngân trong nửa đầu năm 2022 ghi nhận 27,75%. Dự kiến đầu tư công trong nửa cuối năm 2022 sẽ gấp hơn 2 lần nửa đầu năm nếu cả nước hoàn thành 90% kế hoạch Chính phủ giao. Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi khi cung cấp thép cho một loạt các dự án đầu tư công trọng điểm như dự án tuyến cao tốc Bắc – Nam, cầu Mỹ Thuận 2, cải tạo nâng cấp đường bay Tân Sơn Nhất,…
KBSV dự kiến tổng sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát năm 2022 đạt 9.152.000 tấn (+3% YoY), doanh thu đạt 154.174 tỷ đồng (+4% YoY), tuy nhiên biên gộp giảm mạnh xuống mức 17,2% (2021: 27,5%) do diễn biến giá đầu vào và đầu ra không thuận lợi. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt 20.623 tỷ đồng (-40% YoY).
Ngành thép đang ở giai đoạn khó khăn khi giá thép giảm và sản lượng tiêu thụ kém tích cực. Với lợi thế cạnh tranh bền vững của mình, KBSV cho rằng, Hòa Phát vẫn có thể duy trì và nâng cao thị phần của mình trong ngành. Tình hình giá nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng giảm và việc thúc đẩy đầu tư công vào cuối năm là các điểm nhấn đầu tư của HPG. Dựa trên trung bình 2 phương pháp định giá P/E và EV/EBITDA, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HPG, giá mục tiêu 28.500 đồng/cp, upside 19,11%.
Diễn biến P/E của HPG
Nguồn: Bloomberg, KBSV |
Theo phương pháp P/E, KBSV hạ dự báo P/E mục tiêu năm 2022 của HPG xuống 7x lần, ngang với mức trung bình 10 năm của HPG do lo ngại giá thép đi xuống và nhu cầu tiêu thụ kém tích cực. Định giá tương ứng đạt 27.660 đồng/cp. Theo phương pháp EV/EBITDA, KBSV định giá HPG ở mức 29.512 đồng/cp tương ứng với mức EV/EBITDA mục tiêu 5,9x, là mức trung bình 10 năm của HPG.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
Cổ phiếu VAF của Phân lân Văn Điển trở lại trạng thái "bình thường" Trên thị trường, tại phiên giao dịch sáng ngày 18/8, cổ phiếu VAF đứng giá tại mức 15.000 đồng/cp. Khối lượng giao dịch trung bình ... |
Vi phạm về thuế, TDW bị phạt và truy thu thuế hơn 1,4 tỷ đồng Ngày 15/08, Cục thuế TP.HCM ra quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với CTCP Cấp nước Thủ Đức (Mã chứng khoán: TDW) ... |
Chứng khoán phiên sáng 18/8: Họ dầu khí vượt trội, VN-Index rung lắc nhẹ đầu phiên Sau phiên giằng co ở vùng giá cao, VN-Index chịu áp lực điều chỉnh ngay đầu phiên sáng hôm nay với việc mở cửa trong ... |
Hồng Quân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|