Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/12/2023: BIDV giảm lãi suất lần thứ 3 trong tháng

(Banker.vn) Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/12/2023, lãi suất tiết kiệm 18/12, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/12/2023: Các ngân hàng giảm lãi suất trên diện rộng Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 11/12/2023: Thêm 5 ngân hàng giảm lãi suất Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 13/12/2023: Nhóm Big4 giảm mạnh lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/12/2023, theo khảo sát của phóng viên Báo Công Thương tại website của 34 ngân hàng, ghi nhận thêm ngân hàng giảm lãi suất là: BIDV, Techcombank và PVCombank. Đáng chú ý, BIDV là ngân hàng duy nhất trong Big4 lần thứ 3 giảm lãi suất huy động kể từ đầu tháng. Hiện lãi suất ngân hàng này ở mức thấp chưa từng có.

Cụ thể, Ngân hàng BIDV vừa công bố giảm tiếp 0,1%/năm lãi suất huy động các kỳ hạn tiền gửi từ 1 - 11 tháng. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến, kỳ hạn 1 - 2 tháng còn 2,6%/năm, 3 - 5 tháng còn 3%/năm, 6 - 11 tháng là 4%/năm. BIDV giữ nguyên kỳ hạn 12 - 18 tháng (5%/năm) và 24 - 36 tháng (5,3%/năm).

Trước đó, trong hai ngày 11 và 13/12, BIDV hai lần giảm lãi suất huy động. Hiện biểu lãi suất của BIDV không khác so với VietinBank. Dù giảm tiếp nhưng lãi suất huy động tại BIDV vẫn chưa phải là thấp nhất nếu so với Vietcombank và SCB.

Lãi suất huy động giảm sâu. Ảnh minh họa
Lãi suất huy động giảm sâu

Cũng trong sáng nay, Techcombank công bố giảm lãi suất huy động lần 2 đối với các kỳ hạn từ 3 - 36 tháng. Với khoản tiết kiệm mở mới dưới 1 tỷ đồng, Techcombank giữ nguyên lãi suất 3,45%/năm với kỳ hạn 1 và 2 tháng. Kỳ hạn 3 - 5 tháng giảm 0,1%/năm còn 3,45%/năm, 6 - 8 tháng giảm 0,2%/năm còn 4,45%/năm, 9 - 11 tháng giảm 0,2%/năm còn 4,5%/năm, từ 12 - 36 tháng giảm 0,1%/năm xuống còn 4,75%/năm.

Techcombank cộng thêm lần lượt 0,05% với kỳ hạn 6 - 36 tháng, từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng và từ 3 tỷ đồng trở lên. Như vậy, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Techcombank là 4,85%/năm, kỳ hạn 12 - 36 tháng, với số tiền gửi từ 3 tỷ đồng.

PVCombank cũng bắt đầu giảm lãi suất, kỳ hạn từ 1 - 36 tháng đồng loạt giảm 0,3%/năm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1 - 5 tháng chỉ còn 3,35%/năm, 6 - 11 tháng còn 5,3%/năm và 12 tháng giảm còn 5,4%/năm. Lãi suất kỳ hạn từ 18 - 36 tháng chính thức xuống dưới ngưỡng 6% sau khi giảm còn 5,7%/năm.

Kể từ đầu tháng 12 đến nay đã có 18 ngân hàng giảm lãi suất huy động là HDBank, Techcombank, Eximbank, KienLongBank, SCB, PGBank, MB, MSB, NamA Bank, ABBank, Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank, VIB, VPBank, TPBank và PVCombank. Trong đó, MB, VIB, Eximbank, SCB, Techcombank là những ngân hàng đã giảm lãi suất 2 lần kể từ đầu tháng. Đặc biệt, BIDV đã có tới 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động.

BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG CAO NHẤT NGÀY 18 THÁNG 12

NGÂN HÀNG

1 THÁNG

3 THÁNG

6 THÁNG

9 THÁNG

12 THÁNG

18 THÁNG

HDBANK

3,65

3,64

5,5

5,2

5,7

6,5

OCEANBANK

4,3

4,5

5,5

4,5

5,8

5,8

KIENLONGBANK

4,15

4,15

5,4

5,6

5,7

6,2

VIETBANK

3,8

4

5,4

5,5

5,8

6,2

NCB

4,25

4,25

5,35

5,45

5,7

6

BAOVIETBANK

4,2

4,55

5,3

5,4

5,6

6

VIET A BANK

4,3

4,3

5,3

5,3

5,6

6

PVCOMBANK

3,35

3,35

5,3

5,3

5,4

5,7

GPBANK

4,05

4,05

5,25

5,35

5,45

5,55

ABBANK

3,2

3,5

5,2

4,5

4,3

4

BAC A BANK

3,8

4

5,2

5,3

5,5

5,85

SHB

3,5

3,8

5,2

5,4

5,6

6,1

CBBANK

4,2

4,3

5,1

5,2

5,4

5,5

LPBANK

3,8

4

5,1

5,2

5,6

6

OCB

3,8

4

5,1

5,2

5,4

6,1

BVBANK

3,8

3,9

5,05

5,2

5,5

5,55

VIB

3,8

3,9

5

5

5,4

DONG A BANK

3,9

3,9

4,9

5,1

5,4

5,6

NAMA BANK

3,3

4

4,9

5,2

5,7

6,1

SAIGONBANK

3,3

3,5

4,9

5,1

5,4

5,6

VPBANK

3,5

3,7

4,8

4,8

5,3

5,1

EXIMBANK

3,5

3,8

4,7

5,1

5,2

5,6

MSB

3,8

3,8

4,7

5,4

5,5

6,2

SACOMBANK

3,6

3,8

4,7

4,95

5

5,1

ACB

3,3

3,5

4,6

4,65

4,7

PGBANK

3,1

3,5

4,6

5

5,5

5,8

SEABANK

3,8

4

4,6

4,75

5,1

5,1

TPBANK

3,4

3,6

4,6

5,15

5,5

TECHCOMBANK

3,45

3,65

4,45

4,5

4,75

4,75

MB

2,9

3,2

4,4

4,6

4,9

5,4

AGRIBANK

2,7

3,3

4,2

4,2

5

5

VIETINBANK

2,6

3

4

4

5

5

BIDV

2,6

3

4

4

5

5

SCB

2,25

2,25

3,55

3,55

4,85

4,85

VIETCOMBANK

2,2

2,5

3,5

3,5

4,8

4,8

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định việc các ngân hàng liên tục hạ lãi suất tiền gửi là trái ngược với xu hướng của các năm trước. Thông thường, vào thời điểm cuối năm, các nhà băng phải tăng cường huy động vốn để có tiền cho vay mùa cao điểm kinh doanh cuối năm. Câu hỏi của nhiều người đặt ra là liệu lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm nữa không?

Công ty CP Chứng khoán VNDirect nhận định, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng có thể về mức 5 - 5,2%/năm vào cuối năm 2023 và duy trì ở vùng thấp này trong năm 2024.

Còn PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, lãi suất sẽ đi ngang đến cuối năm. Sang đầu năm 2024, lãi suất có thể tăng nhẹ trở lại. Bởi tình trạng dư thừa tiền của các ngân hàng sẽ không thể kéo dài.

So sánh lãi suất huy động với lạm phát hiện nay, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho rằng lãi suất tiền gửi khó giảm sâu, sẽ đi ngang ở mức 5% cho kỳ hạn dài.

Hiện mức lãi suất tiết kiệm dù giảm sâu vẫn cao hơn lạm phát nên người gửi tiền vẫn có lợi, tức lãi suất thực dương. Theo đó, lãi suất thực dương là mức lãi suất đủ bù đắp sự mất giá của đồng tiền và có lãi thực ở một mức độ nào đó. Nói cách khác, lãi suất tiền gửi ngân hàng phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát.

Chính sách lãi suất thực dương sẽ làm tăng tính hấp dẫn của kênh tiết kiệm so với các kênh đầu tư khác, qua đó giúp tăng nguồn vốn huy động của các nhà băng để phân phối vốn đến các lĩnh vực có nhu cầu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách hài hoà và cân bằng hơn.

Lãi suất thực âm có thể làm giảm lượng vốn huy động của hệ thống ngân hàng, làm cho thanh khoản gặp khó khăn nên sẽ khó giảm lãi suất cho vay.

Bên cạnh đó, lãi suất thực âm có thể khuyến khích người dân đầu tư quá mức vào các lĩnh vực khác như vàng, chứng khoán, bất động sản và có thể gây tình trạng đầu cơ, sốt nóng. Đặc biệt, lãi suất thực âm có thể làm gia tăng tình trạng lạm phát.

Ông Đinh Tuấn Minh - Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI) nhận định, đồng tiền mất giá, tỷ giá tăng, đầu tư thái quá… là vấn đề có thể đối mặt khi lãi suất thực âm.

Đồng quan điểm, ông Bùi Văn Huy - Giám đốc Chứng khoán DSC chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, lãi suất thực âm với một nền kinh tế như Việt Nam sẽ "hại" nhiều hơn "lợi".

Bởi lãi suất thấp hơn cả lạm phát sẽ khiến nhiều người không gửi tiền. Khi thanh khoản khó khăn sẽ quay lại tác động lãi suất cho vay. Hơn nữa, khi đồng tiền mất giá sẽ ảnh hưởng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân nêu quan điểm, hiện nay, các ngân hàng không còn nhiều dư địa để giảm lãi suất huy động thêm và cũng không nên giảm nữa. Bởi lãi suất huy động giảm quá nhiều sẽ khiến chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa. Lãi suất huy động cần giữ ở mức 5% để đảm bảo duy trì lãi suất thực dương, tạo sức hấp dẫn của kênh tiền gửi ngân hàng.

Ngân Thương

Theo: Báo Công Thương