Kinh nghiệm sống còn tránh bị thủy kích khi lái xe trong mùa mưa lũ

(Banker.vn) Trong những ngày gần đây, hiện tượng mưa lớn đang diễn ra trên diện rộng. Đặc biệt, hiện tượng ngập úng ở các thành phố lớn như Hà Nội đã khiến hàng loạt ô tô, xe máy “ngập trong biển nước”. Trong số đó, không ít xe bị thủy kích dẫn đến hư hỏng nặng. Vậy thủy kích ô tô là gì và kinh nghiệm xử lý khi xe bị ngập nước ra sao?

Những khu vực tuyệt đối không nên đỗ ô tô khi trời mưa bão

Làm gì để hạn chế việc nổ lốp ô tô khi đang di chuyển?

Thủy kích ô tô là hiện tượng mà các tài xế thường xuyên gặp phải khi lái xe ô tô trong mùa mưa bão hay đi qua những vũng nước ngập. Hiện tượng thủy kích động cơ chỉ về tình trạng xe ô tô chết máy do nước tràn vào qua đường hút gió.

Theo những chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô, thường thì những chiếc sedan hay hatchback cỡ nhỏ, có khung gầm xe thấp hay gặp hiện tượng thủy kích hơn các mẫu SUV/crossover gầm cao. Có hai lí do chính dẫn đến việc động cơ bị thuỷ kích là lái xe qua vùng nước ngập hoặc xe bị chìm trong nước quá lâu.

Xe di chuyển trong các vùng ngập nước quá sâu sẽ tạo điều kiện cho nước tràn vào xi-lanh thông qua đường ống hút gió. Nguy cơ hư hỏng động cơ sẽ tỷ lệ thuận với tộc độ di chuyển của xe. Mỗi chiếc xe chịu được thuỷ kích ở mức độ khác nhau nên khi hiện tưởng thuỷ kích xảy ra, chúng cũng bị thiệt hại ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn như những loại xe có thiết kế ống hút khí thấp như sedan hoặc hatchback sẽ dễ bị thuỷ kích hơn.

Thủy kích - Khắc tinh mùa mưa bão của ô tô
Lượng mưa lớn trong những ngày gần đây khiến nhiều tuyến đường chìm trong "biển nước" (hình minh họa)

Bên cạnh đó, xe đứng yên trong chỗ ngập cũng có khả năng bị thuỷ kích vì ngâm quá lâu dưới nước. Bên cạnh nước, miếng đệm đầu bò bị hỏng khiến chất làm mát tràn vào xi-lanh cũng là một nguyên nhân khác gây ra thuỷ kích. Nguyên nhân hiếm gặp hơn nữa là xe bị hỏng bộ chế hoà khí hoặc kim phun nhiên liệu, làm nhiên liệu chảy ồ ạt vào xi-lanh.

Một khi xe bị thuỷ kích, tốc độ động cơ sẽ quyết định mức độ thiệt hại của động cơ. Nước vào xi-lanh có thể không gây ra thiệt hại nào nếu động cơ của bạn đang chạy ở vòng tua máy (RPM) thấp và ở chế độ không tải. Mặc dù vậy, bạn vẫn sẽ không thể khởi động được động cơ.

Với trường hợp này, bạn nên nhờ người kéo xe đến cửa hàng chăm sóc bảo dưỡng ô tô để nhanh chóng tiến hành loại bỏ nước ra ngoài, bảo vệ các bộ phận khác bên trong.

Thủy kích - Khắc tinh mùa mưa bão của ô tô
Nhiều xe ô tô bị ngập sâu, chết máy ở các điểm ngập úng.

Xe của bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng nếu động cơ đang hoạt động ở vòng tua máy cao hoặc xe đang chạy nhanh. Trong trường hợp này, chủ xe không nền tiếp tục đề máy, nếu không nước sẽ bị hút sâu vào động cơ khiến các pít-tông bị kẹt nhưng vẫn chịu lực đẩy của trục cam, kết quả cần pít-tông bị cong, các-te và ổ đỡ trục khuỷu bị hư hỏng; thậm chí nặng hơn khi tay biên bị gãy, đoạn gãy này sẽ chọc thủng thành động cơ... Trường hợp này thường để lại hậu quả nghiêm trọng khiến nhiều tài xế phải thay toàn bộ khối động cơ, tổn thất chi phí từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

Giá xe Honda CR-V niêm yết và lăn bánh mới nhất tháng 10/2023

Xe 7 chỗ Honda CR-V trang bị động cơ xăng 1.5L Turbo cho công suất cực đại 188 mã lực tại 5.600 vòng/phút

Đối thủ Toyota Corolla Cross lộ diện: "Ăn khách" nhờ thiết kế và giá bán

Mẫu SUV cỡ B hoàn toàn mới Mitsubishi Xforce đã trình làng tại thị trường Indonesia vào tháng 8 vừa qua. Chiếc ô tô hứa ...

Thanh Hằng (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán