Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt an toàn mùa mưa bão

(Banker.vn) Lái xe trên những đoạn đường trơn trượt, thời tiết xấu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn như mất lái, dễ bị va chạm,… đây là nỗi ám ảnh của nhiều tài xế. Dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe đường trơn sẽ giúp tránh tình trạng này.

Kinh nghiệm lái xe trên những cung đường trơn trượt

Vào mùa mưa, khi lái xe trên những cung đường trơn trượt, sình lầy, các bác tài rất dễ gặp hiện tượng lốp xe bị trượt và mất kiểm soát. Ngoài ra, các vấn đề như kính mờ, đọng hơi, tầm nhìn bị hạn chế cũng gây ra khó khăn trong việc di chuyển.

Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt an toàn mùa mưa bão

Giảm tốc độ xuống

Nếu gặp đường trơn, xe ô tô vẫn chạy với tốc độ cao thì khả năng xảy ra hiện tượng “Hydroplaning” hay “Aquaplaning” – nghĩa là “lướt trên mặt nước” sẽ rất lớn. Xe “lướt trên mặt nước” là hiện tượng lốp xe chạy qua một khối lượng nước lớn hơn nó. Khi này nước không bị phân tán hết. Áp lực nước bên dưới lốp xe sẽ nâng và tách lốp ra khỏi mặt đường khiến lốp xe bị mất bộ bám, trượt dài, dẫn đến xe bị mất lái.

Vì vậy kinh nghiệm lái xe quan trọng nhất khi gặp trời mưa là giảm tốc độ xuống ngưỡng an toàn. Tốc độ lái trên cao tốc khi gặp trời mưa chỉ nên bằng 2/3 tốc độ bình thường.

Lựa chọn chế độ lái phù hợp

Hiện nay trên nhiều dòng xe đã trang bị các chế độ lái khác nhau, như chế độ lái đường tuyết, sình lầy, cát,... Tài xế nên chuyển sang chế độ phù hợp để hệ thống điều khiển trên xe hoạt động hiệu quả nhất.

Ở các dòng xe SUV, bán tải còn có thêm cần số phụ hay cần số dạng núm xoay để giúp các tài xế lựa chọn được điều kiện vận hành. Khi gặp địa hình trơn trượt, người lái có thể chọn một số chế độ gài cầu sau:

• 4H - Chế độ 2 cầu nhanh để dẫn động với 4 bánh ở tốc độ cao, thường được sử dụng trên điều kiện đường trơn, đường sỏi độ bám đường kém, đặc biệt điều kiện đường cua, dốc trơn trượt.

• 4L - Chế độ 2 cầu chậm để dẫn động 2 bánh với tốc độ thấp, phù hợp để chạy đường rừng, lội bùn, lội sông.

• 4LLc - Chế độ 2 cầu thấp kết hợp với khóa vi sai trung tâm, chế độ này sử dụng khi xe cần lực kéo mạnh mẽ giúp xe vượt qua những hố lầy và địa hình hiểm trở.

Tùy thuộc vào từng loại địa hình mà người lái chuyển sang chế độ gài cầu thích hợp, việc chuyển các chế độ cầu cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

Hạn chế phanh gấp

Một kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt là hạn chế phanh gấp, nhất là với xe không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Khi phát hiện xe chạy vào đường trơn có dấu hiệu trượt bánh, phản xạ đầu tiên của nhiều người thường là đạp phanh sâu.

Đây là cách xử lý rất rủi ro. Bởi đạp phanh gấp sẽ dễ khiến phanh bị bó cứng, bánh xe bị trơn trượt nghiêm trọng hơn càng khó kiểm soát hơn. Thậm chí theo quán tính xe có thể bị văng, mất lái, rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu còn đủ thời gian phản ứng, các bác tài hãy sử dụng kỹ thuật nhấp nhả phanh từ từ.

Không đánh lái mạnh

Khi thấy xe bị trơn trượt, ngoài đạp phanh gấp nhiều người còn thường đánh lái mạnh. Đây là một sai lầm bởi không chỉ không giúp ích mà còn có thể khiến tình huống tệ hơn. Kỹ thuật lái xe trên đường trơn lầy đúng là hãy bình tĩnh đạp phanh nhấp nhả từ từ, phối hợp giữ chặt tay lái cho vô lăng hướng xe theo đường trượt đến khi nào lấy lại được sự kiểm soát.

Giữ chặt vô lăng

Khi đi trên đường trơn, ngoài tình huống đạp phanh gấp nhiều tài xế còn có thói quen đánh lái mạnh. Đây lại là một sai lầm và chỉ làm cho tình huống tệ hơn. Trên những đoạn đường trơn, xe dễ bị chệch làn đường, trong tình huống này, tài xế nên giữ chặt vô lăng theo hướng đường trượt và nhấp nhả phanh từ từ cho đến khi lấy lại quyền kiểm soát xe.

Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt an toàn mùa mưa bão

Mở góc lái lớn và đi ở phần tim đường

Khi lái xe đường trơn trượt nếu cua quá hẹp rất dễ bị trượt bánh sau (thừa lái). Do đó nếu cần vào cua hãy mở một góc lớn để xe không bị “ngoặc mạnh”. Một kinh nghiệm nữa mà các bác tài cần nhớ là nên đi phần tim đường, vì phần này thường cao hơn hai bên rìa, sẽ ít nguy cơ hơn dính phải ổ gà hay vũng nước đọng.

Bám theo vệt lốp xe trước

Khi di chuyển trên những đoạn đường sình lầy, tài xế nên bám theo vệt của lốp xe trước. Bởi xe trước đã dọn đường sẵn, giúp lốp các xe sau tăng độ bám đường. Do đó chỉ cần lái xe theo vệt lốp này, bánh xe sẽ đỡ bị trơn trượt hơn.

Không đi vào các vũng nước đọng trên đường

Những vũng đục trên đường thường là các ổ gà hoặc các vũng nước sâu, các bác tài nên tránh đi vào những khu vực này. Nếu gặp vũng nước lớn phải giảm tốc độ và đi từ từ.

Cách xử lý khi ô tô bị mờ kính

Khi trời mưa sẽ làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột, nhiệt độ bên trong và bên ngoài xe khác nhau sẽ khiến cho kính xe bị mờ. Tài xế nên bật sấy kính để khắc phục vấn đề này. Nếu bật điều hòa thì không được mở hé vì sẽ làm cho kính bên trong bị mờ.

Phải làm gì khi xe bị trượt

Giữ bình tĩnh

Tâm lý khi lái xe qua những đoạn đường trơn là rất quan trọng. Trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh, không nên hoảng hốt. Bởi nếu bị mất bình tĩnh có thể bạn sẽ có những phản ứng quá mức như: phanh gấp, bẻ lái đột ngột,…Điều này sẽ làm xe của bạn bị mất kiểm soát và gây nguy hiểm.

Kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt an toàn mùa mưa bão

Nhẹ nhàng đánh lái cho xe đi đúng hướng

Khi đã có được bình tĩnh thì bạn cần nhả chân ga, nhẹ nhàng đánh lái. Nếu xe của bạn trượt về phía trước thì cần giữ tay lái thẳng. Còn nếu xe trượt khi bạn đang vào khúc cua thì nhẹ nhàng bẻ tay lái để đầu xe đi về hướng bạn muốn.

Phanh nhẹ nếu xe bị trượt nhiều

Nếu xe của bạn bị trượt nhiều thì hãy đặt chân lên phanh ABS (nếu có) và đừng rời chân khỏi phanh cho đến khi hệ thống ABS hoạt động. Nó sẽ giúp ngắt phanh ô tô của bạn.

Trong trường hợp xe của bạn không có ABS thì hãy sử dụng phương pháp gót chân. Khi đó, gót chân của bạn giữ trên sàn, còn ngón chân sẽ để nhẹ nhàng bơm phanh khi xe bị trượt.

Đồng thời, giữ vững tay lái theo hướng bạn muốn đi. Nếu phanh bị bó cứng thì nên giảm áp lực lên phanh và lặp lại phương pháp gót chân cho đến khi xe dừng chuyển động.

Để tránh xe bị trơn trượt nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

Kiểm tra lốp định kỳ: Lốp xe đóng vai trò rất quan trọng. Nếu chạy xe với lốp bị mòn, bánh xe sẽ dễ bị trơn trượt hơn do không có độ bám tốt. Vì thế cần kiểm tra lốp, kiểm tra độ mòn lốp, áp suất lốp định kỳ.

Kiểm tra, bảo dưỡng phanh định kỳ: Hệ thống phanh thường xuyên làm việc ở điều kiện khắc nghiệt nên rất dễ hao mòn. Do đó cần kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh xe như má phanh, dầu phanh… đặc biệt kiểm tra cả hệ thống phanh ABS (nếu có) để phanh xe có thể phát huy tối đa hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp.

Cách xử lý ô tô nổ lốp trong khi đang chạy

Ô tô nổ lốp khi xe đang di chuyển là một trong những sự cố vô cùng nguy hiểm, tài xế cần có những cách ...

Cách nhận biết ô tô bị ngập nước và thủy kích chuẩn như thợ

Chính chiếc xe của bạn bị ngập nước hay mua phải chiếc xe ô tô cũ bị ngập nước là điều không ai mong muốn. ...

Những kinh nghiệm giúp phụ nữ lái xe ô tô an toàn hơn

Phụ nữ lái xe ô tô ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nhưng cũng có rất nhiều tình huống lái xe ”dở khóc dở ...

Linh Nga (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán