Không còn "sóng" vận tải biển, VOSCO lỗ đậm quý 3, cổ phiếu VOS "rơi" gần 20% thị giá...

(Banker.vn) Công ty CP Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO, HOSE: VOS) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh sau 9 tháng đầu năm 2023. Đáng chú ý, VOSCO báo lỗ lớn trong bối cảnh thị trường vận tải biển tiếp tục "kém sắc".

Ghi nhận trên bản báo cáo tài chính quý 3/2023, VOSCO ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ gần 8 tỷ đồng, lên con số 710 tỷ đồng, đây là mức doanh thu thay đổi không đáng kể so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng trưởng tốt, đạt hơn 2.254 tỷ đồng, tương ứng tăng 65% so với năm 2022.

Không còn
Báo cáo tài chính quý 3, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO, HOSE: VOS).

Tính từ thời điểm đầu năm, mặc dù doanh nghiệp này đã tiết chế, tinh giảm các khoản chi phí và nâng cao doanh thu hoạt động tài chính, nhưng do giá vốn hàng hóa bị độn lên mức cao, tương đương 715 tỷ đồng, tăng 159% nên lợi nhuận sau thuế quý 3 của VOSCO đang ghi nhận con số âm gần 25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 152 tỷ đồng. Đây là quý kinh doanh báo lỗ trở lại của doanh nghiệp vận tải biển, tính từ thời điểm quý 2/2021.

Đáng chú ý, lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, VOSCO ghi nhận khoảng 466 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 chỉ đạt khoảng 48 tỷ đồng, tức lợi nhuận lũy kế giảm gần 10 lần so với cùng kỳ. Như vậy, với kết quả kém khả quan của 9 tháng đầu năm, VOSCO mới đi được 42% chặng đường mục tiêu doanh thu thận trọng năm 2023.

Diễn biến kinh doanh cùng chiều quý 2/2023, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của VOSCO đạt vỏn vẹn khoảng 1 tỷ đồng, tức giảm 99%. Đây như một tín hiệu cho thấy khả năng suy giảm lợi nhuận sẽ đến với doanh nghiệp cảng biển này.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), cổ phiếu của VOSCO diễn biến kém tích cực trong thời gian gần đây. Sau khi đạt đỉnh 13.650 đồng/cp vào ngày 11/10, cổ phiếu VOS đang trên đà "lao dốc". Đáng chú ý, trong 2 phiên là 18 và 19/10, cổ phiếu của VOSCO đã liên tiếp nằm sàn. Chốt phiên giao dịch sáng nay (25/10), cổ phiếu VOS đang dừng ở mức 11.000 đồng/cp, tương ứng mức giảm gần 20% sau chưa đầy nửa tháng.

Diễn biến trong quá khứ, trong khoảng 2020 - 2021 được coi là năm hoàng kim của doanh nghiệp vận tải biển VOSCO khi những khó khăn trong lưu thông hồi đại dịch đã khiến cho giá cước vận tải biển tăng phi mã, đem lại kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến cho nhóm này.

Do đó, nhóm cổ phiếu vận tải biển chứng kiến sóng tăng tốt hàng đầu thị trường chứng khoán vào năm này. Từ mức giá 2.000 đồng, VOS đã từng lên đến giá 25.000 đồng, tức tăng hơn 12 lần.

Bối cảnh thị trường vận tải biển

Chỉ số vận tải đường biển chính của Sàn giao dịch Baltic (BDI), đo lường chi phí vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới, đã giảm phiên thứ tư liên tiếp vào thứ Ba, giảm khoảng 3,4% xuống mức thấp hơn một tuần là 1.949 điểm, trong bối cảnh nhu cầu đối với phân khúc cỡ lớn hơn giảm sút.

Chỉ số Capesize, theo dõi các tàu thường vận chuyển hàng hóa 150.000 tấn như quặng sắt và than, cũng kéo dài mức lỗ trong ngày thứ Tư, giảm khoảng 5,7% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 5 tháng 10 ở mức 3.276 điểm.

Đồng thời, chỉ số Supramax giảm 1% xuống 1.266 điểm, trong khi chỉ số Panamax, chỉ số theo dõi các tàu thường chở than hoặc ngũ cốc khoảng 60.000 đến 70.000 tấn, tăng 0,6% lên mức cao nhất trong ba tuần là 1.648 điểm.

Diễn biến cùng chiều, tính tới thời điểm 15/10, giá cước vận chuyển container thế giới (WCI), đang nằm trong vùng ổn định ở mức 1.364 USD cho 40 feets, trong tuần thứ hai của tháng 10 và đã giảm 60% so với cùng tuần năm ngoái. Ngoài ra, WCI đang thấp hơn 4% so với mức trung bình năm 2019 là 1.420 USD và thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Giá cước vận chuyển từ Thượng Hải đến Genoa giảm 3% hay 43 USD xuống còn 1.370 USD/container cho 40 feets vận chuyển. Tương tự, giá cước trên tuyến Los Angeles đến Thượng Hải giảm 2% hay 20 USD xuống còn 811 USD/container cho 40 feets vận chuyển. Tương tự, giá cước trên tuyến Thượng Hải đến Los Angeles giảm nhẹ 1%, tức $17 xuống $1,979/container cho 40 feets vận chuyển.

Ngược lại, cước từ New York đến Rotterdam, Rotterdam đến Thượng Hải, Rotterdam đến New York và Thượng Hải đến Rotterdam tăng lần lượt 4%, 3%, 2% và 1% lên 703 USD, 476 USD, 1.564 USD và 1.024 USD/container cho 40 feets vận chuyển. Trong khi đó, giá cước từ Thượng Hải đến New York vẫn ổn định. Drewry dự đoán tỷ giá về tổng thể sẽ duy trì gần mức hiện tại trong những tuần tới.

Liên quan về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, lãnh đạo Tổng Công ty Hàng Hải VIệt Nam (VIMC) cho biết trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Diễn biến cùng chiều, khối lượng hàng hóa qua cảng biển trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 296,102 triệu tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), đã suy giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022.

Các khu vực cảng biển có khối lượng thông qua cao nhất trong cả nước đều ghi nhận giảm. Cụ thể, khu vực Vũng Tàu giảm 13%, Hải Phòng giảm 3%, TP. HCM giảm 3%.

Lợi nhuận quý 3 sụt giảm 90%, cổ phiếu Đạm Cà Mau "lao dốc"

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 3/2023 với kết quả kinh doanh ...

Nhận định chứng khoán ngày 25/10: Áp lực điều chỉnh lớn quanh ngưỡng 1.140 điểm

Với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ đối mặt áp lực điều chỉnh lớn trở lại ...

Thanh khoản tiếp tục suy giảm, VN-Index kiểm định ngưỡng MA200

Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm sâu so với tuần trước. Đáng chú ý, VN-Index đang có xu hướng kiểm định lại vùng MA200

Mộng Diệp

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán