Khối ngoại giảm quy mô bán ròng, tích cực gom tân binh DSE

(Banker.vn) VN-Index đã có phiên tăng thứ hai liên tiếp lên sát mốc 1.270 điểm. Khối ngoại hôm nay đã giảm quy mô bán ròng, là một trong những yếu tố hỗ trợ thị trường tăng điểm. Khối ngoại gom mua mạnh ở cổ phiếu chứng khoán DSE.

Tâm lý lạc quan lan lỏa lên toàn thị trường chứng khoán giúp VN-Index kết phiên tăng 15,23 điểm (1,21%) lên 1.269,79 điểm, HNX-Index tăng 2,24 điểm (0,94%) đạt 240,8 điểm, UPCoM-Index tăng 0,28 điểm (0,28%) đạt 97,58 điểm. Thanh khoản toàn thị trường được cái thiện song vẫn còn khá khiêm tốn với giá trị đạt gần 16 nghìn tỷ đồng.

Trong phiên hôm nay, giao dịch khối ngoại giảm quy mô bán ròng còn hơn 31 tỷ đồng trên toàn thị trường, xác lập phiên rút ròng thứ 18 liên tiếp.

Trên sàn HOSE, khối ngoại hôm nay mua vào 44,6 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 1.678 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ra 47 triệu cổ phiếu với tổng giá trị bán ra đạt 1.726 tỷ đồng.

Theo đó, trong phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài giảm quy mô bán ròng với giá trị còn 48 tỷ đồng với tương ứng khối lượng 2,4 triệu cổ phiếu bán ra.

diễn biến khối ngoại sàn HOSE phiên 2/7.
Diễn biến khối ngoại sàn HOSE phiên 2/7.

CỤ thể, cổ phiếu VHM là tâm điểm bán ròng của khối ngoại với giá trị 61 tỷ đồng, tương ứng với 1,6 triệu cổ phiếu bán ra, kết phiên thị giá tăng 1,19% lên 38.150 đồng/cp. Các mã TCB, VRE, VPB và MWG cũng bị khối ngoại bán ròng với giá trị từ 27-41 tỷ đồng.

Ngược lại tại chiều mua, phiên hôm nay cổ phiếu DSE của Chứng khoán DNSE được khối ngoại mua ròng mạnh nhất giá trị 191 tỷ đồng, tương ứng với 6,6 triệu đơn vị. Trước đó, ngày 1/7, 330 triệu cổ phiếu DSE chính thức chào sàn HoSE, trong phiên này, khối ngoại mua ròng với giá trị đạt 2 tỷ đồng tại DSE. Được biết, Quỹ ngoại Consilium Investment Management (Hoa Kỳ) đã mua ròng hơn 6,6 triệu cổ phiếu DSE. Sau giao dịch, Quỹ này nắm hơn 2% vốn DNSE. Điều này thể hiện thanh khoản có sự sôi động và sự quan tâm của khối ngoại với cổ phiếu DSE dù mới lên sàn.

Kết phiên giao dịch 2/7, thị giá DSE dừng ở mức 28.700 đồng/cp, tương ứng vốn hóa gần 9.500 tỷ đồng. Được biết, DNSE là công ty chứng khoán duy nhất thực hiện IPO và niêm yết trong thời gian 5 năm trở lại đây.

Theo bản cáo bạch gửi HoSE, tại thời điểm tháng 5/2024, DNSE có ba cổ đông lớn trong đó Công ty CP Công nghệ Tài chính Encapital là công ty mẹ nắm 51% vốn, tương đương 168,3 triệu cổ phiếu; Công ty CP Encapital Holdings nắm 10% vốn, tương đương 33 triệu cổ phiếu; quỹ ngoại Pyn Elite Fund nắm 10,9% vốn, tương đương 36 triệu cổ phiếu.

Quay lại với diễn biến khối ngoại, khối này còn chi 48,5 tỷ đồng gom mua NLG, kết phiên thị giá mã này tăng 3,23% lên 43.150 đồng/cp. Chiều mua ròng còn có BID, FPT, HPG với giá trị lần lượt là 46,5 tỷ đồng, 45,5 tỷ đồng và 33 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 1,7 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị đạt 62 tỷ đồng. Ngược lại, khối này bán ra 1,3 triệu cổ phiếu tương ứng với 43,5 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại hôm nay mua ròng 18 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng đạt 370.790 đơn vị trên HNX.

Tại chiều mua, PVS được mua ròng mạnh nhất với giá trị 24,6 tỷ đồng, tương ứng với 588.520 đơn vị. Bên cạnh đó, PVB, CEO, IDC cũng được khối ngoại chi vài trăm triệu đồng gom mua.

Chiều ngược lại, chiều bán có PVI với quy mô rút ròng 3,4 tỷ đồng, tương ứng với 59.600 đơn vị. Theo sau là LAS với giá trị 3 tỷ đồng. Theo sau là DTD, IDJ, TVD với quy mô bán ròng chỉ vài trăm triệu đồng.

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 542.310 cổ phiếu, tương ứng với giá trị 74,8 tỷ đồng. Ngược lại bán ra 1,1 triệu cổ phiếu với giá trị 76 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại hôm nay bán ròng tại UPCoM với giá trị 1,4 tỷ đồng, tương ứng với 611.530 đơn vị.

Chiều mua, cổ phiếu MCH được khối ngoại mua 12,8 tỷ đồng, tương ứng với 58.560 đơn vị. Theo sau, ACV cũng được mua ròng 1,3 tỷ đồng. BSR, MPC, CNC cũng được mua ròng dưới 1 tỷ đồng.

Ngược chiều, QTP và QNS bị khối ngoại bán ròng lần lượt 4,5 tỷ và 3,7 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại CST, OIL, DDV, PHP...

Đại hội cổ đông bất thành, Chứng khoán APG chốt ngày tổ chức lần 2

APG không phải là công ty chứng khoán duy nhất tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên lần một trong thời gian gần đây.

Thị trường chứng khoán hồi phục mạnh, đóng cửa cao nhất phiên

Thị trường chứng khoán tiếp tục có thêm một phiên hồi phục tốt, tuy nhiên, thanh khoản vẫn là điểm trừ khá lớn.

Dòng tiền cá mập hoạt động mạnh, FPT "đánh mất mình" trong vài phút cuối phiên

VN-Index tiếp tục có phiên tăng tích cực nhờ nỗ lực hồi phục đồng thuận của các nhóm ngành. Cổ phiến dẫn dắt thị trường ...

Anh Vũ

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục