Kết phiên trong sắc tím, STH có nhịp tăng 260% chưa đầy 1 tháng

(Banker.vn) So với thời điểm giữa tháng 8, cổ phiếu STH đã tăng gấp 3,6 lần, cùng với đó, thanh khoản cũng liên tục được cải thiện...

Mở phiên sáng nay, STH của Công ty CP Phát hành Sách Thái Nguyên tiếp đà tăng mạnh, thậm chí đã lên mức trần 19.800 đồng/cp và giữ được sắc tím cho tới khi đóng cửa phiên giao dịch, tương ứng tăng gấp 3,6 lần so với mức giá đóng cửa phiên ngày 16/8. Theo thống kê của Sở GDCK Hà Nội (HNX), đây cũng là cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM ghi nhận tăng giá mạnh nhất trong tháng 8.

Kết phiên trong sắc tím, STH có nhịp tăng 260% chưa đầy 1 tháng
Diễn biến giá cổ phiếu STH từ đầu năm 2023 đến nay

Về tình hình kinh doanh, quý 2/2023, STH ghi nhận doanh thu thuần gần 7,5 tỷ đồng, tăng 34%. Doanh thu hoạt động tài chính gấp gần 11 lần cùng kỳ lên xấp xỉ 5 tỷ đồng (đây toàn bộ là lãi tiền gửi, tiền cho vay). Kết quả, STH lãi ròng gần 4 tỷ, cao gấp 15 lần cùng kỳ.

Lũy kế nửa đầu năm, STH ghi nhận doanh thuần gần 13 tỷ đồng, tăng 11%. Lãi sau thuế 4.5 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ và vượt 100% kế hoạch năm (2.25 tỷ đồng).

Được biết STH tiền thân là Công ty Phát hành sách Thái Nguyên thuộc sở hữu 100% của Nhà nước và được cổ phần hóa năm 2003, với vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng. Năm 2008, công ty tăng vốn lên 2 tỷ đồng và đến năm 2010 Nhà nước thoái toàn bộ vốn. Lúc này, PHS Thái Nguyên chính thức gia nhập hệ sinh thái của Công ty CP Thương mại Thái Hưng sau khi Thái Hưng mua lại 100% cổ phần của Nhà nước và cá nhân thoái vốn.

Thời điểm đó, PHS Thái Nguyên chỉ có vốn điều lệ vỏn vẹn 2 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là bán sách báo, văn phòng phẩm….và thực tế đang ở trong tình trạng “thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả”, song không quá lời khi nói sức hấp dẫn của PHS Thái Nguyên đến từ việc doanh nghiệp này sở hữu lô đất “vàng” tại địa chỉ 65 Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên).

Năm 2020, PHS Thái Nguyên đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ mức vốn đầu tư của chủ sở hữu là 65 tỷ đồng 195 tỷ đồng, mục đích phát hành là tăng vốn góp hợp tác kinh doanh để nâng tỷ lệ sở hữu tài sản đồng kiểm soát tại công trình Trường mầm non IRIS và trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông IRIS. Đây là dự án mà PHS Thái Nguyên ký hợp tác với chính Công ty Thái Hưng.

Đến năm 2022, PHS Sách Thái Nguyên cho biết đã thực hiện thu hồi vốn tại Dự án Trường mầm non IRIS và trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông IRIS nhằm đảm bảo quyền lợi, với tổng số tiền thu hồi được là 45 tỷ đồng tính đến cuối năm 2022. Tính đến ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của STH đạt 195 tỷ đồng.

Trong đó, Công ty Thái Hưng nắm 18,46%. Các thể nhân còn lại là bà Nguyễn Thị Vinh nắm 11,05%; bà Nguyễn Thị Quy nắm 13,44%, bà Bạch Phương Vinh nắm 11,05%; nhóm cổ đông khác nắm 46%.

Trong đó, bà Nguyễn Thị Vinh, bà Nguyễn Thị Quy là con ông Nguyễn Quốc Thái – Chủ tịch HĐQT PHS Thái Nguyên và bà Nguyễn Thị Cải – nữ doanh nhân được mệnh danh là người phụ nữ “thép”. Ông Thái và bà Cải là hai nhà sáng lập của Công ty Thái Hưng, trực tiếp dẫn dắt doanh nghiệp này phát triển trở thành “đế chế” đa ngành trong nhiều lĩnh vực như sản xuất kinh doanh thép xây dựng, Logistics, xuất nhập khẩu, đầu tư bất động sản và giáo dục.

Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 8/9/2023

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả tổng hợp các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ...

Giám đốc Tài chính VNDirect đăng ký bán sạch cổ phiếu VND

Trong thông báo mới nhất bà Vũ Nam Hương - Giám đốc tài chính, người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Chứng ...

Sau khi lập đỉnh trên sàn Mỹ, cổ phiếu VFS quay đầu giảm mạnh

Sau đà tăng mạnh trong thời gian cuối tháng 8, cổ phiếu VFS bất ngờ giảm mạnh và tiếp tục dò đáy trong phiên giao ...

Anh Khôi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục