KBSV báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô 2023: Chậm mà chắc

(Banker.vn) Trong năm 2022, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Năm 2023, Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kỳ vọng những tín hiệu khởi sắc của kinh tế vĩ mô sẽ được duy trì nhờ động lực chính đến từ việc Chính phủ đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và dòng vốn FDI ổn định…

Xem báo cáo chi tiết của KBSV tại đây >>>>>

Mặc dù bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc trong quý 4/2022, nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam trong năm 2022 cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ.

KBSV báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô 2023: Chậm mà chắc

Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng những tín hiệu khởi sắc của kinh tế vĩ mô sẽ được duy trì nhờ động lực chính đến từ việc Chính phủ đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và dòng vốn FDI ổn định trong kịch bản lạm phát hạ nhiệt và các nền kinh tế lớn suy thoái nhẹ diễn ra vào 4Q/2023, tiêu dùng nội địa ổn định (hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại) tuy hoạt động sản xuất chế biến chế tạo có dấu hiệu suy yếu do mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao và các điều kiện kinh doanh dự báo kém thuận lợi hơn. Mặc dù xuất khẩu tiếp tục được hưởng lợi nhờ lộ trình tham gia các hiệp định FTAs nhưng cũng chịu phần nào áp lực trước rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại chính giảm mạnh.

Sự ổn định vĩ mô vẫn tiếp tục được chú trọng và duy trì trong giai đoạn tới. KBSV nhận định lạm phát và tỷ giá diễn biến trong năm 2023 sẽ nằm trong mục tiêu của Chính phủ.

Một số dự báo của KBSV về kinh tế Việt Nam trong năm 2023 như sau:

1) Tăng trưởng GDP năm 2023 được dự báo tăng 6.0%. Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng bao gồm: 1) Động lực từ đầu tư công; 2) Dòng vốn giải ngân FDI ổn định trong kịch bản lạm phát toàn cầu hạ nhiệt và các nền kinh tế lớn suy thoái nhẹ diễn ra vào 4Q/2023; và 3) Tiêu dùng nội địa ổn định (hưởng lợi từ khách Trung Quốc).

2) CPI bình quân ước tính ở mức 4.1% cho cả năm 2023, nằm trong mục tiêu lạm phát 4.0 – 4.5% mà Chính phủ đề ra, nhờ: (i) Chính Phủ luôn ưu tiên bình ổn giá xăng dầu trong nước trước diễn biến khó lường của giá xăng dầu thế giới; (ii) Giá heo hơi tăng nhẹ quanh 60,000 – 65,000 nhờ nguồn cung ổn định đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước; (iii) Giá nguyên vật liệu xây dựng hạ nhiệt; và (iv) Khác với hầu hết các nền kinh tế khác, Việt Nam không có áp lực lạm phát xuất phát từ chính sách tài khoá và tiền tệ nới lỏng tích luỹ trong 2 năm Covid.

3) Lãi suất huy động dự báo sẽ hạ nhiệt khi tốc độ tăng trưởng M2 phục hồi kỳ vọng tăng 13% YoY, tăng trưởng huy động đạt 12% và tín dụng đạt 14% YoY. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất cho vay cũng có xu hướng giảm nhẹ nhưng thấp hơn mức giảm của lãi suất huy động (khoảng 0.4-0.7%).

4) Tỷ giá USD/VND dự báo ổn định, biến động quanh 23,500 khi cung ngoại tệ ổn định hơn.

………..

Thêm chương trình khuyến mại từ Chứng khoán KB (KBSV)

Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa chính thức triển khai chương trình khuyến mại “Thêm bạn, thêm vui” cho các ...

Sau một năm khởi sắc, triển vọng nào cho Nhựa Bình Minh (BMP) trong 2023?

Trong ngắn hạn, SSI dự báo lợi nhuận Nhựa Bình Minh (BMP) sẽ tăng trưởng cao so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2023 ...

Góc nhìn chuyên gia về thị trường chứng khoán sau cuộc họp của Fed

Theo nhận định, chính sách tiền tệ đảo chiều cũng là thời điểm thị trường chứng khoán đi lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số ...

Nguyễn Hoàng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán