Hà Nội: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

(Banker.vn) Đã từng là một niềm tự hào dân tộc, nay con đường gốm sứ chỉ còn lại nỗi ê chề, nuối tiếc của nhiều người dân.
Con đường gốm sứ đa sắc màu làng Liên Mạc Ngành gốm sứ xây dựng: “Đau đầu” hàng tồn kho

Là một công trình được xây dựng trong dịp chào mừng đại lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, con đường gốm sứ đã trở thành một biểu tượng mang đậm giá trị văn hóa của Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng ngay từ khi được khánh thành.

Với chiều dài gần 4km và diện tích khoảng 7.000 m2 chạy dọc theo các quận lớn của Hà Nội, có thể nói công trình nghệ thuật này là kết tinh tinh hoa, văn hóa của hàng trăm nghệ nhân, sinh viên mỹ thuật cũng như những thợ thủ công từ các làng nghề trứ danh. Không chỉ vậy, con đường gốm sứ còn vẻ vang mang về cho Việt Nam một kỉ lục Guinness về bức tranh gốm dài nhất thế giới. Điều này đã giúp công trình trở thành một điểm đến ấn tượng và thu hút đối với bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, sau gần 13 năm, biểu tượng gắn bó với người dân thủ đô Hà Nội đã và đang dần bị phá hủy bởi thời gian, những viên gạch gốm bắt đầu xuất hiện tình trạng bong tróc và để lộ những mảng tường gạch đá xấu xí.

Biểu tượng của Thủ đô: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải
Biểu tượng của Thủ đô: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Ở nhiều đoạn, mặt tường dần bị hư hỏng và có dấu hiệu sẽ lan rộng nếu không được sửa chữa. Nguyên nhân một phần được xác định do tác động của thời tiết thay đổi trong thời gian dài đã làm cho những viên gạch gốm sứ không còn bám dính được trên bề mặt. Không chỉ vậy, được biết, khi mùa đông đến, một số người dân đã đốt lửa sát tường làm cho tình trạng các viên gạch rơi, nứt trở nên nghiêm trọng hơn.

Biểu tượng của Thủ đô: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải
Biểu tượng của Thủ đô: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Bên cạnh đó, tình trạng nhiều người dân thiếu ý thức, vứt rác, thậm chí phóng uế bừa bãi ở khu vực con đường gốm sứ từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối chưa được giải quyết một cách triệt để. Điều này không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất đi mỹ quan của Thủ đô Hà Nội.

Được biết, tuy đã có những lời động viên, nhắc nhở về từng hộ dân, song, thực trạng này vẫn tiếp diễn vì không có quy định xử phạt nghiêm khắc nào được thực hiện một cách chỉn chu để ngăn chặn hoàn toàn.

Biểu tượng của Thủ đô: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải
Biểu tượng của Thủ đô: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Tuy vậy, những người có hành động phá hoại chỉ là thiểu số hoặc là người qua đường và không sinh sống tại khu vực này. Trên thực tế, số đông người dân định cư dọc theo con đường gốm sứ đều bày tỏ mong muốn các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, mạnh mẽ và hiệu quả hơn để đốc thúc người dân cùng chung tay cải tạo và bảo vệ con đường gốm sứ trở lại với vẻ đẹp ban đầu.

Là một người dân định cư, sinh sống và kinh doanh gần con đường gốm sứ, chị Phương khẳng định mình chỉ mong nhà nước sớm có phương án tu sửa con đường gốm sứ và có những biện pháp kêu gọi hay xử phạt những người vi phạm, cố tình làm hư hại con đường để người dân sống gần khu vực này được sống trong môi trường sạch đẹp và an toàn hơn.

Biểu tượng của Thủ đô: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Ông Nguyễn Thanh Tùng, một người dân định cư lâu năm gần khu vực con đường gốm sứ cho biết: “Tất cả mọi người ở đây đều mong là tất cả cơ quan, tổ chức cùng nhân dân đều có trách nhiệm để giữ cho con đường xanh sạch đẹp”.

Biểu tượng của Thủ đô: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Dù từng “vang bóng một thời” là niềm tự hào của người Hà Nội, tình trạng xuống cấp trầm trọng hiện nay của con đường gốm sứ khiến cho nhiều người vẫn không khỏi tiếc nuối, xót xa. Tuy vậy, bài toán về việc trả lại vẻ đẹp vốn có cho con đường này vẫn còn là một câu hỏi khó chưa có lời giải đáp!

Linh Chi, Vũ Hạnh, Sơn Thành

Theo: Báo Công Thương