Giá xăng dầu trong nước tăng cực mạnh, sát ngưỡng 24.000/lít

(Banker.vn) Từ 15h chiều ngày 1/8, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, giá xăng RON 95-III đang ở mức cao nhất - sát ngưỡng 24.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 31/7/2023: Xăng trong nước có thể tiến sát mốc 25.000 đồng/lít?

Giá xăng dầu hôm nay 1/8/2023: Khả năng tăng kỷ lục

Cụ thể, trong kỳ điều chỉnh lần này, giá mặt hàng xăng đồng loạt tăng. Cụ thể, giá xăng RON 95-III có mức 23.960 đồng (tăng 1.170 đồng), xăng E5 RON 92 là 22.790 đồng một lít (tăng 1.160 đồng). Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng. Cụ thể, dầu diesel là 20.610 đồng một lít, tăng 1.110 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 20.270 đồng, tăng 1.090 đồng, dầu mazut tăng 810 đồng, có giá mới là 20.270 đồng/kg.

Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng mạnh từ 15h chiều nay (1/8)
Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng mạnh từ 15h chiều nay (1/8)

Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định không trích lập, cũng không chi sử dụng Quỹ Bình ổn với tất cả mặt hàng xăng dầu. Trước đó, tại kỳ điều chỉnh gần nhất ngày 21/7, giá xăng E5 RON 92 tăng 1.220 đồng/lít, lên 21.630 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 1.300 đồng/lít, lên 22.790 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel tăng 890 đồng/lít lên 19.500 đồng/lít.

Do biến động giá nên kỳ này, nhà điều hành thực hiện xả quỹ bình ổn 400 đồng/lít với dầu diesel và 300 đồng/lít với dầu hỏa trong khi các mặt hàng khác không trích lập và chi quỹ bình ổn. Cơ quan quản lý cho hay kỳ điều hành lần này, thị trường xăng dầu chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh.

Mức dự trữ của Trung Quốc cũng tăng lên gần mức cao nhất mọi thời đại, kèm theo nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng sau đại dịch trong nửa cuối năm nay, dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất… các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu nhìn chung biến động tăng. Như vậy giá xăng dầu trong nước tiếp tục tăng ở kỳ này.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 21 lần điều chỉnh, trong đó có 12 lần tăng, trong đó hai kỳ vừa qua tăng mạnh liên tiếp; có 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

Trên thế giới, giá dầu WTI giao dịch ở mức 81,1 USD/thùng, tăng 0,31 USD/thùng trong khi đó dầu Brent giao dịch mức 85,18 USD/thùng, tăng 0,21 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Dự trữ dầu đang bắt đầu giảm ở một số khu vực do nhu cầu vượt quá nguồn cung bị hạn chế bởi việc cắt giảm sản lượng sâu của nhà lãnh đạo OPEC Ả rập Xê út.

Cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đều dự đoán nhu cầu dầu sẽ vượt nguồn cung trong năm nay, dẫn đến tổng lượng hàng tồn kho giảm xuống mức 400.000 đến 500.000 thùng/ngày (bpd), chủ yếu chiếm vào nửa cuối năm.

Theo IEA, mặc dù tồn kho dầu toàn cầu đã tăng trong tháng 5 lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2021, do sự gia tăng đáng kể ở các quốc gia không thuộc OECD nhưng các nhà phân tích vẫn cho rằng các dấu hiệu thắt chặt đang xuất hiện, đặc biệt là ở Mỹ.

Trên thế giới, giá dầu WTI giao dịch ở mức 81,1 USD/thùng, tăng 0,31 USD/thùng trong khi đó dầu Brent giao dịch mức 85,18 USD/thùng, tăng 0,21 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Dự trữ dầu đang bắt đầu giảm ở một số khu vực do nhu cầu vượt quá nguồn cung bị hạn chế bởi việc cắt giảm sản lượng sâu của nhà lãnh đạo OPEC Ả rập Xê út.

Cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đều dự đoán nhu cầu dầu sẽ vượt nguồn cung trong năm nay, dẫn đến tổng lượng hàng tồn kho giảm xuống mức 400.000 đến 500.000 thùng/ngày (bpd), chủ yếu chiếm vào nửa cuối năm.

Theo IEA, mặc dù tồn kho dầu toàn cầu đã tăng trong tháng 5 lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2021, do sự gia tăng đáng kể ở các quốc gia không thuộc OECD nhưng các nhà phân tích vẫn cho rằng các dấu hiệu thắt chặt đang xuất hiện, đặc biệt là ở Mỹ.

Thanh Hằng (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán