Giá xăng dầu trong nước "lại leo thang": Tăng gần 1.000 đông/lít

(Banker.vn) Từ 15h chiều nay (21/8), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 và RON 95 đều tăng.

Giá xăng dầu hôm nay 20/8/2023: Xăng trong nước tuần sau ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 21/8/2023: Xăng trong nước có thể điều chỉnh giảm?

Trong kỳ điều chỉnh lần này, giá mặt hàng xăng đồng loạt tăng. Cụ thể, giá xăng RON 95-III có mức 24.601 đồng (tăng 608 đồng), xăng E5 RON 92 là 23.339 đồng một lít (tăng 517 đồng). Giá các mặt hàng dầu có loại tăng, có loại giảm.

Giá xăng dầu trong nước chiều năng điều chỉnh tăng (Nguồn ảnh: Internet)
Giá xăng dầu trong nước chiều năng điều chỉnh tăng (Nguồn ảnh: Internet)

Cụ thể, dầu diesel là 22.354 đồng một lít, giảm 71 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 22.309 đồng, tăng 420 đồng, dầu mazut tăng 163 đồng, có giá mới là 17.981 đồng/kg. Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định không trích lập, cũng không chi sử dụng Quỹ Bình ổn với tất cả mặt hàng xăng dầu.

Trước đó, giá xăng dầu được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 11.8 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng RON95 ở mức 23.990 đồng/lít (tăng 30 đồng/lít); xăng E5 RON92 là 22.820 đồng/lít (tăng 30 đồng/lít); giá dầu diesel là 22.420 đồng/lít (tăng 1.810 đồng/lít); giá dầu hỏa là 21.880 đồng/lít (tăng 1.610 đồng/lít).

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu ngày 21/8 có dấu hiệu suy yếu theo đà giảm của tuần trước. Vào lúc 11 giờ trưa 21/8, giá dầu thô Brent được giao dịch quanh mức 85,44 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) đạt 81,97 USD/thùng.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thô Brent đã tăng 0,64% và giá dầu thô WTI tăng 0,72%. Tuy nhiên, tính chung cả tuần trước, giá dầu thô thế giới đã giảm khoảng 2% - kết thúc mạch tăng giá kéo dài 7 tuần vừa qua. Dự báo, giá xăng dầu thế giới giảm sau đà tăng liên tục như trên sẽ tạo cơ hội để giá xăng dầu bán lẻ trong nước giảm theo.

Các thông tin cho thấy, thị trường sáng đầu tuần có những động thái thăm dò khi Trung Quốc thay vì tăng mua vào để phục vụ các nhà máy lọc dầu, lại tăng sử dụng nguồn dầu dự trữ từ trước để ngăn chặn việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) cắt giảm nguồn cung để đẩy giá dầu toàn cầu đi lên.

Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc là Sinopec và PetroChina... đã xây dựng một vùng đệm nguồn cung nhiên liệu bằng cách sử dụng dung lượng dầu dự trữ khổng lồ ngay thời điểm giá dầu tăng.

Các chuyên gia nhận định, kho dự trữ của Trung Quốc cho phép nước này tăng cường mua dầu khi giá thấp và cắt giảm nhập khẩu khi giá dầu lên cao. Dự trữ dầu thô của Trung Quốc đã tăng kể từ tháng 3, chạm mức cao lịch sử khoảng 1 tỉ thùng vào cuối tháng 7.

Khi sử dụng nguồn dầu dự trữ, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ giảm mạnh, từ đó gây thêm áp lực lên giá dầu và làm suy yếu nỗ lực đẩy giá của các nhà sản xuất lớn.

Thanh Hằng (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán