Giá xăng dầu hôm nay 9/3/2023: Đà tăng bị cản, chiết khấu xăng lại giảm

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 6h10 ngày 9/3 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu trên thế giới ghi nhận mức giảm từ 3 đến 3,5 USD do lo ngại ảnh hưởng của tăng lãi suất. Cùng với đó, chiết khấu - mức hoa hồng đầu mối, thương nhân phân phối cắt lại cho các doanh nghiệp bán lẻ - liên tục giảm từ đầu tháng 3, và hiện bằng 50% nửa tháng trước.

Giá xăng dầu hôm nay 6/3/2023: Một tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 7/3/2023: Điều chỉnh giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/3/2023: Nhích chậm lên dốc

Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm 3,51 USD, xuống mức 76,67 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 2,9 USD, xuống còn 82,66 USD/thùng. Cả dầu Brent và dầu WTI đều giảm hơn 3% sau bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ cần tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến ​​để đáp ứng với dữ liệu mạnh gần đây.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Các chuyên gia cho rằng, giá dầu đi xuống bởi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp hơn dự kiến và do các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng chờ đợi lời phát biểu của ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay khoảng 5%, thấp hơn con số 5,5% của năm 2022. Việc Trung Quốc đặt ra mục tiêu tăng trưởng thận trọng khiến sự lạc quan về nhu cầu tiêu thụ giảm bớt phần nào, kéo giá dầu đi xuống. Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu sức ép do giới đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mới vào cuộc họp chính sách sắp diễn ra.

Một số báo cáo mới đây chỉ ra rằng, dự trữ dầu thô của Mỹ (nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới) liên tục tăng trong những tuần giao dịch gần đây. Dự trữ dầu của Mỹ đã tăng 6,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 24/2. Một dấu hiệu khác cũng cho thấy nguồn cung dầu tăng là sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng 150.000 thùng/ngày trong tháng 2 vừa qua.

Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây cho thấy, xuất khẩu các sản phẩm từ dầu như xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay trong hai tháng đầu năm 2023 của nước này đã tăng 74,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây dự báo tình trạng dư dầu có khả năng xảy ra vào đầu năm nay mặc dù nguồn cung có thể thắt chặt nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây làm giảm lượng dầu xuất khẩu của Nga. Thời gian gần đây, giá dầu thô trải qua nhiều biến động.

Thị trường giằng co bởi nhiều yếu tố, từ lo ngại Fed tiếp tục tăng lãi suất đến lạc quan về nhu cầu sau khi Trung Quốc chấm dứt Zero Covid.

Tại thị trường trong nước, giá xăng E5 RON 92 giảm 121 đồng/lít, xuống 22.421 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 118 đồng/lít, xuống 23.325 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 551 đồng/lít còn 20.255 đồng/lít; dầu hỏa giảm 372 đồng/lít còn 20.474 đồng/lít. Riêng dầu mazut tăng 304 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành, hiện giá dầu mazut là 14.555 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, Liên bộ không chi từ Quỹ bình ổn với các mặt hàng xăng, dầu. Thay vào đó, mức trích từ Quỹ bình ổn với xăng RON 95-III tăng từ 0 đồng lên 200 đồng một lít; E5 RON 92 tăng lên 250 đồng một lít so với kỳ điều hành ngày 21/2.

Mức trích quỹ với dầu diesel giảm 100 đồng so với kỳ điều hành trước, về còn 500 đồng. Dầu hoả có mức trích lập vào quỹ là 300 đồng một lít, tăng 100 đồng. Riêng mức trích lập với dầu mazut vẫn duy trì 0 đồng mỗi kg như phiên điều hành trước.

Chiết khấu xăng dầu lại giảm

Giá thế giới đi lên trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt và kỳ vọng nhu cầu tăng tại Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, khiến chi phí nhập của doanh nghiệp đầu mối bị đội lên và theo đó chiết khấu - mức hoa hồng họ cắt lại cho doanh nghiệp phân phối, bán lẻ - xu hướng giảm. So với giữa và cuối tháng 2, mức chiết khấu dành cho các đơn vị bán lẻ đã giảm gần một nửa.

Chẳng hạn, chiết khấu lấy hàng tại kho khu vực phía Bắc ngày 5/3 dao động 800-850 đồng một lít, dầu diesel 450 đồng. Chiết khấu giảm gần một nửa sau hai ngày, về 400-500 đồng với mỗi lít xăng; dầu 250-350 đồng. Với mức này, sau khi trừ chi phí vận chuyển, nhân công, hao hụt, các đơn vị bán lẻ cho biết họ lại đang chịu lỗ trên mỗi lít xăng, dầu bán ra.

Chủ doanh nghiệp bán lẻ sở hữu 3 cây xăng tại Hà Nam cho biết, sáng 8/3 nhà cung cấp báo chiết khấu xăng 250 đồng một lít, dầu 150 đồng. So với cuối tuần trước, mức này đã hạ sâu. "Chiết khấu duy trì được mức trên 1.000 đồng một lít được khoảng nửa tháng sau thời gian dài trồi sụt, giờ lại lao dốc, điệp khúc này chắc phá sản mất", bà lo lắng.

Ông Thiện, đại diện một đơn vị bán lẻ tại Hải Phòng, cũng nói mức chiết khấu ông nhận được hôm nay từ nhà cung ứng tại kho Hải Phòng là 400 đồng một lít dầu diesel, còn xăng không có. "Hai ngày nay chiết khấu liên tục giảm, nhà phân phối thông báo xu hướng còn giảm nữa vì giá thế giới đang tăng", ông chia sẻ. Tại phía Nam, chiết khấu "nhỉnh" hơn khoảng 100-200 đồng mỗi lít, tùy loại nhiên liệu.

Chiết khấu không đủ bù đắp chi phí kinh doanh khiến khâu bán lẻ chịu lỗ hơn một năm qua, cũng là câu chuyện gây tranh cãi kéo dài.

Tại nhiều cuộc họp góp ý sửa Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, đại diện các doanh nghiệp bán lẻ cho hay hơn một năm cầm cự họ bị lỗ cả nghìn tỷ đồng. Bộ Công Thương cũng từng yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, phân phối điều chỉnh chiết khấu một cách hợp lý, để đảm bảo không bị gián đoạn nguồn cung trong hệ thống kinh doanh.

Theo quy định Nghị định 95, đầu mối phải đảm bảo dự trữ lưu thông 20 ngày và thương nhân phân phối là 5 ngày. Nếu thiếu nguồn cung do cắt giảm sản lượng từ sản xuất trong nước, Bộ này đề nghị các thương nhân phân phối chủ động đàm phán, liên hệ với các đầu mối được giao nhập khẩu để bù đắp, bổ sung. Trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu thiếu hàng để bán, thương nhân cấp hàng chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định.

Còn theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), khâu nào doanh nghiệp có thể quyết thì nên trao quyền nhiều hơn cho họ, tức trả về thị trường nhiều hơn.

Đồng tình, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) nhìn nhận, nếu doanh nghiệp được tự quyết giá bán sẽ cạnh tranh hơn. Ông cũng đề nghị rút ngắn kỳ điều hành để sát giá thế giới và điều hành liên tục cả ngày lễ, bởi nếu không giá trong nước lệch pha với thế giới và "thị trường thế giới không hề nghỉ lễ, Tết".

Từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước qua 6 kỳ điều hành, với 4 lần tăng và 2 lần giảm. Hiện mỗi lít xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) là 23.320 đồng, tương đương ngưỡng giá tháng 9/2022.

Hạ Vy (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục