Giá xăng dầu hôm nay 22/10/2022: Đồng loạt tăng nhẹ

(Banker.vn) Ngày 21/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá các loại xăng dầu thông dụng từ 204 đến 736 đồng/lít. Riêng giá dầu mazut lại giảm 195 đồng/kg. Trên thế giới, giá dầu hôm nay duy trì đà tăng nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu từ Trung Quốc phục hồi và đồng USD mất giá mạnh.

Giá xăng dầu trong nước chiều nay (21/10) có thể tăng 900 đồng/lít?

Giá xăng dầu hôm nay 21/10/2022: Hồi hộp chờ thị trường trong nước

Giá xăng trong nước chiều nay tiếp tục tăng, vượt 22.000 đồng/lít

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 11/10/2022-21/10/2022) tiếp tục chịu ảnh hưởng của các yếu tố như lo ngại nguồn cung giảm do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ (cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày cho tháng 11/2022 và 2 triệu thùng/ngày cho thời gian tiếp theo); nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc bắt đầu tăng; khai thác dầu của Hoa Kỳ tăng và Hoa Kỳ công bố việc tiếp tục giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược... Giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng đối với xăng RON95, dầu diesel và dầu hỏa, giảm nhẹ với xăng RON92 và dầu mazut.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 02 kỳ điều hành giá ngày 11/10/2022 và ngày 21/10/2022 là: 94,830 USD/thùng xăng RON95 (tăng 0,595 USD/thùng, tương đương tăng 0,631% so với kỳ trước; 124,951 USD/thùng dầu hỏa (tăng 3,403 USD/thùng, tương đương tăng 2,799% so với kỳ trước); 134,338 USD/thùng dầu điêzen (tăng 0,534 USD/thùng, tương đương tăng 0,399% so với kỳ trước); 91,299 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 0,01 USD/thùng, tương đương giảm 0,01% so với kỳ trước); 389,054 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 12,758 USD/tấn tương đương giảm 3,175 USD/tấn so với kỳ trước).

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước đang được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã phục hồi trở lại.

Kỳ điều hành này, ngoài tác động của giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở mặt hàng xăng dầu trong nước còn chịu tác động của tỷ giá USD/VNĐ tại Ngân hàng Vietcombank liên tục tăng (sau khi Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm của USD/VNĐ), giá mặt hàng xăng E5RON92 nếu không có tác động của yếu tố tỷ giá sẽ giảm nhẹ, tuy nhiên do tỷ giá tăng nên giá cơ sở của xăng E5RON92 đã tăng. Để hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG và không chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu.

Tại kỳ điều chỉnh giá lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 200 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu diesel ở mức 0 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít và dầu mazut ở mức 708 đồng/kg. Đồng thời không thực hiện chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 21.496 đồng/lít (tăng 204 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 736 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 22.344 đồng/lít (tăng 337 đồng so với giá bán lẻ hiện hành);

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 24.783 đồng/lít (tăng 596 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 23.663 đồng/lít (tăng 843 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành). Riêng dầu mazut 180CST 3.5S có giá bán không cao hơn 13.899 đồng/kg và giảm 195 đồng/lít so với giá bán hiện hành.

Trên thế giới, vào lúc 7h30 ngày 22/10 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 85,14 USD/thùng, tăng 0,63 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 93,50 USD/thùng, tăng 1,12 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu duy trì đà tăng nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, phục hồi mạnh khi các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng và nhu cầu sưởi ấm vào mùa đông ở châu Âu.

Nguồn cung dầu thô thắt chặt bởi các lệnh cấm vận, trừng phạt của EU, G7 đối với dầu thô Nga cũng như quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ cũng là tác nhân hỗ trợ giá dầu đi lên. Bên cạnh đó, đồng USD mất giá khi thị trường ghi nhận thông tin Fed có thể xem xét giảm tốc tăng lãi suất cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu ngày 22/10 duy trì đà tăng mạnh.

Thu Uyên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán