Giá xăng dầu hôm nay 14/2/2023: Biến động trái chiều

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 6h40 ngày 14/2 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới ở mức giảm do lo ngại về nhu cầu ngắn hạn trước dữ liệu lạm phát Hoa Kỳ. Trong khi đó, tại thị trường trong nước giá xăng tăng, dầu giảm.

Giá xăng dầu hôm nay 11/2/2023: Thị trường trong nước sẽ giảm "cực mạnh"?

Giá xăng dầu hôm nay 13/2/2023: Thị trường trong nước có thể giảm?

Giá xăng trong nước "quay xe" so với dự báo: Tăng áp sát 24.000 đồng/lít

Trên thế giới, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,8 USD, lên mức 79,01 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,86USD, lên mức 85,58 USD/thùng. Giá dầu giảm khoảng 1% khi các nhà đầu tư tập trung vào những lo ngại về nhu cầu ngắn hạn trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Hoa Kỳ. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dẫn đến lo ngại rằng động thái này sẽ làm chậm hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.

Giá xăng dầu hôm nay 14/2/2023: Biến động trái chiều
Nguồn ảnh: Internet

Ngoài ra, những lo ngại về nguồn cung đã được giải tỏa phần nào nhờ việc nối lại hoạt động xuất khẩu dầu của Azerbaijan từ cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ vào chủ nhật. Nhà ga đã bị hư hại do trận động đất tàn khốc xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào tuần trước. Đây là kho chứa và điểm nạp cho các đường ống dẫn dầu từ Azerbaijan và Iraq.

Novak cũng cảnh báo về sự không chắc chắn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, cho biết các nước phương Tây thuộc nhóm OECD, bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Na Uy, có thể giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược. Giá dầu đã tăng vào phiên cuối tuần trước sau khi Nga cho biết sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô trong tháng 3 khoảng 500.000 thùng mỗi ngày (bpd), tương đương khoảng 5% sản lượng, để trả đũa các biện pháp kiềm chế của phương Tây đối với xuất khẩu của nước này.

Tại thị trường trong nước, theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị tường) tăng 620 đồng, lên mức 23.760 đồng một lít; E5 RON 92 là 22.860 đồng một lít, tức tăng 540 đồng. Trong khi đó, các mặt hàng dầu đều giảm. Dầu hoả giảm mạnh nhất 980 đồng, về mức 21.590 đồng một lít; diesel hạ 960 đồng, còn 21.560 đồng một lít. Còn dầu mazut là 13.630 đồng, tức giảm 300 đồng một kg.

Tại kỳ điều hành ngày 13/2, liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục không trích lập vào Quỹ bình ổn với mặt hàng xăng, và mức trích lập với dầu dao động 200-600 đồng một lít, kg tuỳ loại.

Nhà điều hành cũng tăng chi từ Quỹ bình ổn xăng dầu với xăng RON95-III lên 950 đồng một lít, E5 RON92 là 850 đồng. Mức chi sử dụng quỹ vẫn duy trì 0 đồng với các mặt hàng dầu.

Động thái điều chỉnh tăng giá xăng trong kỳ điều hành hôm nay của liên Bộ Công Thương - Tài chính khiến các doanh nghiệp khá bất ngờ, bởi đi ngược dự báo trước đó.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính giải thích, kỳ điều hành này giá xăng dầu có xu hướng giảm, trong đó hai mặt hàng xăng giảm nhẹ. Cụ thể, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới từ 30/1 đến 13/2 tăng, giảm đan xen, trong đó giá các mặt hàng dầu giảm. Chẳng hạn, mỗi thùng dầu diesel giảm về còn 108,032 USD, tương đương hạ gần 9 USD mỗi thùng (gần 8%); dầu hoả cũng giảm gần 6,4 USD về còn 111.314 USD một thùng. Trong khi giá xăng RON 95 bình quân 100,237 USD một thùng, giảm gần 2 USD.

Tuy nhiên, theo cơ quan điều hành, Quỹ bình ổn xăng dầu đang chi ra ở mức cao với xăng, trong đó E5 RON 92 là 850 đồng và RON 95 là 950 đồng một lít. Theo quy định Thông tư 103 hướng dẫn trích lập, chi Quỹ bình ổn xăng dầu của Bộ Tài chính, khi giá cơ sở giảm thì ngừng chi từ quỹ. Vì thế, kỳ điều hành hôm nay, sau khi nhà chức trách dừng chi quỹ với xăng (850-950 đồng một lít), trừ đi mức dự báo giảm thì giá bán lẻ xăng trong nước tăng. Phương án điều hành giá này, theo liên Bộ góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán