Giá thép hôm nay ngày 15/9/2023: Giá thép giảm, tín hiệu tích cực từ xuất khẩu thép

(Banker.vn) Giá thép hôm nay ngày 15/9/2023: Giá thép trong nước đi ngang sau phiên giảm sâu lần thứ 19. Xuất khẩu sắt thép 8 tháng ghi nhận dấu hiệu tích cực.
Giá thép hôm nay ngày 12/9/2023: Giá giảm sâu, “cứu” thị trường thép bằng cách nào? Giá thép hôm nay ngày 13/9/2023: Tiêu thụ thép giảm 29% so với cùng kỳ Giá thép hôm nay ngày 14/9/2023: Giá thép giảm, cổ phiếu thép vẫn tăng giá mạnh

Giá thép tăng 2 nhân dân tệ trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay giao tháng 1/2024 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 2 nhân dân tệ lên mức 3.775 nhân dân tệ/tấn.

Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang một số thị trường tăng đột biến

Trong bối cảnh giá thép giảm liên tiếp, tiêu thụ thép ảm đạm, nhưng thép trong nước vẫn xuất hiện tín hiệu tích cực từ công tác xuất khẩu.

Giá thép hôm nay ngày 15/9/2023: Giá thép giảm, tín hiệu tích cực từ xuất khẩu thép
Lũy kế 8 tháng năm 2023, lượng sắt thép các loại xuất khẩu đạt hơn 7,38 triệu tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2022; trị giá đạt gần 5,7 tỷ USD

Cụ thể, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam trong tháng 8 đạt 998,07 nghìn tấn, với trị giá 796,31 triệu USD, giảm 2% về lượng và giảm 3,5% về trị giá so với tháng 7. Tuy nhiên, con số này đã tăng 89,5% về lượng và tăng 54,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 8 tháng năm 2023, lượng sắt thép các loại xuất khẩu đạt hơn 7,38 triệu tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2022; trị giá đạt gần 5,7 tỷ USD, giảm 6,4%.

Giá xuất khẩu trung bình sắt thép các loại trong tháng 8 đạt 715 USD/tấn, giảm 1,6% so với tháng 7 và giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu trung bình đạt 772 USD/tấn, giảm mạnh 24,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đông Nam Á vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 31,6% tỷ trọng. Trong đó phải kể tới những thị trường lớn như Malaysia, Indonesia, Thái Lan tăng. Xuất khẩu sang các thị trường Campuchia, Singapore, Philippines, Lào và Myanmar giảm.

Xuất khẩu sắt thép sang thị trường EU và Hoa Kỳ cũng tăng mạnh, lần lượt tăng 90,2% và 58,3% so với cùng kỳ năm 20222.

Một số thị trường tăng đột biến như xuất khẩu sang Ấn Độ tăng gấp gần 12 lần về lượng và hơn 6 lần về trị giá; thị trường Brazil tăng gấp 31 lần về lượng và hơn 12 lần về trị giá. Đặc biệt thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng tới 143 lần về lượng và gần 37 lần về trị giá.

Thép trong nước giảm giá lần thứ 19

Từ chiều 7/9, một số doanh nghiệp thép trong nước vừa thông báo giảm 100.000-310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá bán.

Cụ thể, ở lần giảm giá thứ 19 này, thương hiệu Thép Hòa Phát hạ giá 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240 ở cả 3 miền. Giá sau điều chỉnh, giá dòng thép này ở miền Bắc, miền Trung xuống còn 13,43 triệu đồng/tấn; trong khi ở miền Nam có giá bán 13,53 triệu đồng/tấn.

Còn giá thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước, ở mức 13,74-13,79 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 210.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, giá còn 13,43 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ ở mức giá 13,69 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, giá bán về mức 13,74 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này vẫn có giá bán là 13,89 triệu đồng/tấn.

Thép Kyoei Việt Nam giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, ở mức 13,46 triệu đồng/tấn. Thép D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức 13,71 triệu đồng/tấn.

Thép Pomina cũng hạ 110.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 còn 13,48 triệu đồng/tấn, thép vằn thanh ở mức 14,38 triệu đồng/tấn.

Từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước giảm sâu tới 19 lần liên tiếp. Sau 19 phiên giảm này, giá thép đã “về đáy” thấp nhất trong 3 năm qua.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm. Tiêu thụ chậm thép xây dựng đến từ nguyên nhân thị trường bất động sản còn ảm đạm, đầu tư công chưa khởi sắc. Không những thế, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Với tình hình thực tế này, VSA dự kiến đà giảm của giá thép còn chưa dừng lại từ nay đến cuối năm.

Sau 19 phiên giảm, giá thép hôm nay ở mức như sau:

Giá thép tại miền Bắc

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng, xuống mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.690 đồng/kg.

Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 giảm 310 đồng, xuống mức 13.430 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 giảm 210 đồng xuống mức 13.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.500 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống mức 13.190 đồng/kg; trong khi đó thép thanh vằn D10 CB300 tiếp tục giữ ở mức giá 13.400 đồng/kg.

Thép VJS, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg - giảm 300 đồng.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg - giảm 100 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg - giảm 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.140 đồng/kg.

Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.550 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.400 đồng/kg - giảm 100 đồng.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.480 đồng/kg - giảm 110 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 14.380 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg - giảm 100 đồng.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg.

Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, có giá 14.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.380 đồng/kg.

Nguyễn Duyên

Theo: Báo Công Thương