Quặng sắt là thị trường mà triển vọng ngắn hạn giảm rõ rệt so với triển vọng dài hạn, và điều này có thể thúc đẩy sự biến động giá thép nguyên liệu, Reuters đưa tin. Cả triển vọng ngắn hạn và dài hạn đối với quặng sắt đều được thúc đẩy bởi Trung Quốc - nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới và là quốc gia thu mua khoảng 70% lượng quặng sắt đường biển toàn cầu.
Vấn đề xoay quanh Trung Quốc hiện tại có thể được tóm gọn trong hai chữ "lạc quan" và "bi quan" về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế đứng thứ hai thế giới này, tùy thuộc từng khoảng thời gian khác nhau.
Ông Mike Henry, Giám đốc điều hành của Tập đoàn BHP, là một trong những người có xu hướng tập trung vào bức tranh dài hạn.
Nguồn ảnh: Internet |
Trong cuộc họp báo vào ngày 16/8, ông nhận định rằng, công ty khai thác lớn nhất thế giới BHP vẫn thể hiện thái độ tích cực về thị trường Trung Quốc. Ông nói: "Chúng tôi kỳ vọng Trung Quốc sẽ nổi lên như một thị trường ổn định cho nhu cầu hàng hóa trong năm tới, với việc hỗ trợ chính sách đang dần được giữ vững".
Để sự lạc quan của ông Henry được chứng minh, một số điều phải xảy ra, bao gồm các nỗ lực kích thích thành công và kịp thời của Bắc Kinh, các đợt phong tỏa COVID-19 tại nhiều nơi ở Trung Quốc và sự tăng trưởng chậm lại toàn cầu trong ngắn hạn khiến hạn chế mức độ thắt chặt tiền tệ.
Tất cả những điều này được đánh giá là thực sự có thể xảy ra, nhưng vấn đề là chúng còn lâu mới được đảm bảo.
Theo dữ liệu tàu và cảng, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 100 triệu tấn từ thị trường đường biển vào tháng 8. Trong khi đó, Refinitiv ước tính lượng nhập khẩu tháng 8 đạt 99,7 triệu tấn, còn Kpler lạc quan hơn với mức cao hơn là 101,3 triệu tấn.
Nếu những con số này được đưa ra bởi dữ liệu hải quan của Trung Quốc, nó sẽ thể hiện sự gia tăng so với con số chính thức là 91,24 triệu tấn của tháng 7. Tuy nhiên, dữ liệu hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2022, lượng quặng sắt đến từ Trung Quốc là 626,8 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường trong nước, giá thép tiếp tục điều chỉnh giảm lần thứ 14 vào chiều ngày 15/8. Cụ thể, theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép miền Nam điều chỉnh giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 15,12 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Hòa Phát cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, giá bán còn 14,57 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, thép Hòa Phát cũng giảm 310.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán sau điều chỉnh lần lượt là 14,67 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng giảm 310.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và giảm 350.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Đức cũng thực hiện giảm 310.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và 400.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.
Hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu thép Kyoei cũng được giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 290.000 đồng/tấn, về mức giá 14,7 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Việt Nhật cũng tiến hành giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn với 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, giá bán còn 14,44 triệu/tấn và 14,95 triệu đồng/tấn.
Cùng xu hướng, thép Việt Mỹ cũng thực hiện hạ giá bán sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 tại khu vực miền Trung với mức giảm lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn, giá bán còn 14,44 triệu đồng/tấn và 14,8 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Pomina cũng hạ giá với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Nam với cùng mức giảm 710.000 đồng/tấn, kéo giá bán xuống còn 15,28 triệu đồng/tấn và 15,48 triệu đồng/tấn.
Như vậy, đây là lần giảm thứ 14 của giá thép trong nước kể từ 11/5 và lần giảm giá thứ 3 trong tháng 8. Trong vòng hơn 3 tháng qua, giá thép liên tục giảm với mức giảm giá cao nhất lên tới hơn 5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền. Hiện giá thép dao động quanh mốc 14-15 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.
Áp thuế chống bán phá giá vật liệu hàn Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc đến 35,56%
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 15/8, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1624 áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng đối với 3 nước nói trên từ 0% đến 36,56%. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá bao gồm que hàn inox 308 có bọc thuốc và dây hàn thép đặc không lõi thuốc.
Thời hạn áp dụng thuế chính thức là 5 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực là 20/8/2022.
Nguồn: Cục Phòng vệ thương mại |
Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 3/2021 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 5/2020.
Kết quả điều tra cuối cùng cho thấy, trong thời kỳ điều tra, lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và lượng sản xuất của ngành sản xuất trong nước, là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
Hiện nay, công suất của ngành sản xuất trong nước đối với sản phẩm que hàn inox và dây hàn lần lượt là 6.000 tấn và 66.000 tấn, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước. Bên cạnh đó, ngành vật liệu hàn là ngành công nghiệp hỗ trợ đang được khuyến khích và ưu tiên phát triển theo Nghị quyết 115 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung-cầu, giá cả,...để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các ngành sản xuất theo đúng quy định.
Linh Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|