Giá sầu riêng hôm nay ngày 28/10/2023: Giá sầu riêng tăng mạnh, vì sao?

(Banker.vn) Cập nhật giá sầu riêng hôm nay 28/10/2023 tại khu vực miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cho thấy, giá sầu riêng tăng mạnh.
Trung Quốc đổ xô mua, giá sầu riêng tăng chóng mặt Giá sầu riêng sụt giảm bất thường sau khi đắt kỷ lục Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng sẽ đạt 2 - 2,5 tỷ USD

Giá sầu riêng hôm nay ngày 28/10/2023

Giá sầu riêng hôm nay ngày 28/10/2023 được thương lái thu mua tại vườn ở các khu vực miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cho thấy, giá sầu riêng tăng mạnh. Tùy theo đoạn đường hay khu vực vận chuyển mà giá cả sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.

Giá sầu riêng hôm nay ngày 28/10: Giá sầu riêng tăng mạnh, vì sao?
Giá sầu riêng tăng mạnh

Cụ thể, tại khu vực Tây Nam Bộ, giá sầu riêng hôm nay 28/10/2023 như sau: Ri6 đẹp lựa có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng so với hôm qua; Ri6 xô có giá 90.000 - 94.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với hôm qua; sầu riêng Thái đẹp lựa có giá 105.000 - 108.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg; sầu riêng Thái mua xô có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Đông Nam Bộ, giá sầu riêng hôm nay 28/10/2023 như sau: Ri6 đẹp Lựa có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng/kg; Ri6 xô có giá 89.000 - 94.000 đồng/kg, tăng khoảng 9.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp lựa có giá 104.000 - 107.000 đồng/kg, tăng khoảng 9.000 đồng/kg; sầu riêng Thái mua xô có giá từ 94.000 - 99.000 đồng/kg, tăng khoảng 12.000 đồng/kg.

Tại khu vực Tây Nguyên, giá sầu riêng hôm nay 28/10/2023 cho thấy, Ri6 đẹp lựa có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng/kg; Ri6 xô có giá 89.000 - 94.000 đồng/kg, tăng khoảng 9.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp lựa 104.000 - 107.000 đồng/kg, tăng khoảng 9.000 đồng/kg; sầu riêng Thái mua xô có giá từ 94.000 - 99.000 đồng/kg, tăng khoảng 12.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng tăng do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao vì được tiểu thương và doanh nghiệp thu mua để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, sầu riêng tại nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hết mùa thu hoạch chính vụ nên nguồn cung giảm mạnh so với trước.

Nhiều cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Theo thống kê, cả nước hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăng bình quân 24,5% - mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Dù canh tác sau, Tây Nguyên nhanh chóng vươn lên dẫn đầu với diện tích sầu riêng gần 70.000 ha, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

Đơn cử tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh đã có hơn 28.600 ha sầu riêng. Trong số này có gần 3.000 ha trồng mới, gần 16.000 ha đang giai đoạn kiến thiết và gần 10.000 ha kinh doanh.

Hay tại tỉnh Lâm Đồng, diện tích sầu riêng đạt khoảng 19.700 ha, trong đó có hơn 10.800 ha đã cho sản phẩm. Đến 2027, toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ có khoảng 19.000 ha sầu riêng đến kỳ cho thu hoạch, tương ứng sản lượng khoảng 225.000 tấn, tức gấp đôi so với mức hiện nay.

Bên cạnh Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang các nước Mỹ, Canada, Pháp, Ý... Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7/2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,07 tỉ USD tăng 809% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này có hơn 1 tỷ USD là sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh chỉ hơn 63 triệu USD.

Nếu nông dân và doanh nghiệp tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm thì cơ hội mở rộng thị trường sẽ rất lớn. Dự báo, giá trị xuất khẩu sầu riêng năm 2023 có thể đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Từ nay đến cuối năm, sầu riêng tiếp tục có lợi thế lớn về xuất khẩu khi nhu cầu tiêu dùng cuối năm ở Trung Quốc, thị trường nhập trên 90% sầu riêng Việt Nam, tăng cao.

Kỹ thuật trồng sầu riêng hiệu quả

Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.

Vườn trồng phải đảm bảo các yêu cầu như thoát nước tốt trong mùa mưa, đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh gây hại và chống xói mòn để giữ độ phì cho đất.

Thời điểm trồng sầu riêng thích hợp nhất là từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8). Tùy thuộc vào loại đất, giống và chế độ chăm sóc để bố trí mật độ trồng cây cho phù hợp.

Tuy nhiên, loại đất tốt giàu dinh dưỡng như đất đỏ bazan nên trồng 100 cây/ha, tương đương 10mx10m/cây. Còn đất xám trồng 125 cây/ha khoảng 8mx10m/cây. Trong giai đoạn đầu cây còn nhỏ nên trồng xen canh một số cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài, tránh lãng phí đất và chống xói mòn.

Giai đoạn nuôi quả nên tăng lượng K (Kali) trong phân lên cao để tăng chất lượng quả, tăng tỷ lệ đậu trái. Sau thu hoạch thì giảm Kali tăng đạm và lân để cây phục hồi nhanh. Phân chuồng mỗi năm bổ sung 20-25kg, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng vào vị trí của năm trước. Phân vi lượng - trung lượng nên bón vào gốc, vì tán cây khi này đã khá lớn, phun qua lá bất tiện mà không hiệu quả.

Tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài, thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng. Song, người dân cần chú ý, giữ ẩm đều cho cây không để ẩm độ trong đất thay đổi đột ngột dễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Giai đoạn trái to khoảng 1kg trở lên phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu đục trái. Khi trái có cơm, thời tiết mưa nhiều lưu ý bệnh thối trái...

Quỳnh Nga

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục