Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 17 USD/tấn ở mức 2.254 USD/tấn, giao tháng 11/2022 tăng 15 USD/tấn ở mức 2.258 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 6,35 cent/lb, ở mức 230,65 cent/lb, giao tháng 12/2022 tăng 7,05 cent/lb, ở mức 228,25 cent/lb.
Giá cà phê Arabica tiếp tục tăng cao trước thông tin Brazil thiếu mưa, đồng nội tệ tăng cao. Còn Robusta cũng được hưởng lợi khi cuộc đình công tại cảng biển ở Anh chưa được giải quyết.
Nguồn ảnh: Internet |
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/8, giá cà phê thu mua trong khoảng 48.700 - 49.200 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 48.700 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 49.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 49.100 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 49.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 49.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 49.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 49.000 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 49.100 đồng/kg.
Blomberg: Tình trạng khan hiếm nguồn cung của Việt Nam có thể đẩy giá cà phê toàn cầu tăng vọt
Theo Bloomberg, tồn kho cà phê của Việt Nam đang giảm dần và đây là dấu hiệu cho thấy giá mặt hàng này trên toàn cầu có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Theo ước tính của một số thương nhân, tồn kho tính đến cuối tháng 9 có thể chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cà phê robusta của Việt Nam cũng được dự đoán sẽ giảm khoảng 6% trong niên vụ 2022 - 2023 xuống 1,72 triệu tấn.
Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê.
Dự trữ ngày càng cạn kiệt trong khi triển vọng sản lượng trong niên vụ tiếp theo không được tích cực giữa bối cảnh nhu cầu tiêu thụ cà phê đang phục hồi sau đại dịch. Giá cà phê robusta đã tăng 17% tức mức thấp nhất 10 tháng hồi giữa tháng 7 do thị trường quan ngại nguồn cung từ Brazil và Châu Phi giảm.
Cà phê robusta, nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hoà tan hoặc phối trộn với hạt cà phê arabica để pha espresso, dường như đang quay trở lại đà tăng giá. Thông thường, giá cà phê robusta rẻ hơn rất nhiều so với arabica, do đó trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay, nhu cầu cà phê robusta càng tăng cao.
Hàng tồn kho tại Việt Nam giảm mạnh do lượng cà phê xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng 17% lên 1,13 triệu tấn, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan. Việc gia tăng xuất khẩu còn được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện. Tuy nhiên, đà tăng xuất khẩu được cho là kho có thể duy trì do lượng hàng dự trữ ngày càng thu hẹp.
Điều này thể hiện ngay trong tháng 7 khi lượng hàng xuất khẩu chỉ đạt giần 114 nghìn tấn, giảm 17% so với tháng 6 và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời đây là tháng giảm thứ 7 liên tiếp từ đầu năm đến nay.
Thị trường cà phê toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt nguồn cung bởi tình hình thời tiết khô hạn tại Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng. Còn tại Colombia, nước này cũng đang chật vật trong việc phục hồi các vườn các phê sau đợt tàn phá của những con mưa lớn.
Trong khi đó, Honduras, Guatemala và Nicaragua đang cạn kiệt nguồn cung từ niên vụ 2021 - 2022. Với Costa Rica, niên vụ cà phê tiếp theo cũng được dự báo sẽ khó khăn. Đồng thời, tình hình hạn hán cũng ảnh hưởng tới sản lượng cà phê robusta của Uganda.
Ngân hàng Citigroup Inc. đã cắt giảm dự báo sản xuất cà phê tại Việt Nam trong năm nay và năm sau do các cuộc khảo sát cây trồng địa phương cho thấy việc mở rộng diện tích cà phê bị ảnh hưởng bởi giá phân bón tăng cao trong năm nay.
Trong một báo cáo hồi đầu tháng, Citigroup Inc. nhận định: "Điều này gây ra rủi ro đáng kể cho triển vọng cho vụ sắp tới".
Thanh Hằng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|