Giá cà phê hôm nay, 18/2: Giá cà phê trong nước vượt mốc 45.000 đồng/kg

(Banker.vn) Giá cà phê hôm nay 18/2 tăng mạnh đến 700 đồng/kg, hiện dao động từ 44.400 - 45.200 đồng/kg. Đây là mức giá được ghi nhận cao nhất từ đầu năm đến nay.
Giá cà phê hôm nay, 17/2: Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg Đắk Lắk sẵn sàng đón du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023

Theo đó, giá cà phê trong nước hôm nay, 18/2 tăng 600-700 đồng/kg.

Hiện cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 44.300 – 44.400 đồng/kg.

Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, tỉnh Gia Lai hôm nay dao động từ 45.100 đồng/kg. Cà phê tại tỉnh Đắk Nông được thu mua với giá 45.000 đồng/kg

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê hôm nay tăng 700 đồng/kg, hiện được thu mua với giá cao nhất là 45.200 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay, 18/2: Giá cà phê trong nước vượt mốc 45.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 18/2 vượt mốc 45.000 đồng/kg

Đối với giá cà phê thế giới, trên hai sàn London và New York đều cùng ở xu hướng tăng.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London tiếp đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 20 USD, lên 2.068 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 23 USD, lên 2.072 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York cũng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 3,25 cent, lên 180,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 3,00 cent, lên 179,55 cent/lb, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay, 18/2: Giá cà phê trong nước vượt mốc 45.000 đồng/kg
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2023 đang đứng trước nhiều thách thức

Sau thành công vượt bậc trong năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức khi đồng dollar Mỹ vẫn có nhiều biến động khó lường.

Ngoài ra, những khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2023 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở thách thức về nguồn cung mà đó còn là vấn đề về chất lượng cũng như nguồn gốc cà phê. Vào cuối năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát triển cà phê một cách bền vững hơn.

Tại Việt Nam, tình trạng ken, đốt gốc thông, bạch đàn để chiếm đất trồng cà phê không còn quá xa lạ và đã từng là vấn nạn quan tâm hàng đầu đối với việc phát triển ngành cà phê. Sắc lệnh mới của châu Âu không chỉ đưa đến sự nghiêm ngặt đối với hàng cà phê xuất khẩu mà còn là một nhân tố có thể thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững hơn của ngành cà phê khi không chỉ tập trung vào việc mở rộng diện tích để tăng sản lượng mà cần chú ý hơn đến vấn đề năng suất.

Hơn nữa, việc EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó có cà phê là 0,1 mg/kg cũng là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Thiên Huy

Theo: Báo Công Thương