Gánh khối nợ hơn 61.500 tỷ đồng, cách Novaland 'làm đẹp' chi phí lãi vay xuống chỉ còn 291 tỷ đồng

(Banker.vn) Dù đang gánh hơn 61.500 tỷ đồng dư nợ, Novaland chỉ ghi nhận 291 tỷ đồng chi phí lãi vay trong báo cáo tài chính năm 2024 nhờ kỹ thuật vốn hóa vào hàng tồn kho – một chiến lược kế toán giúp giảm chi phí tài chính.

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HOSE: NVL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2024, tổng dư nợ vay và thuê tài chính của Novaland ở mức hơn 61.500 tỷ đồng, bao gồm gần 36.987 tỷ đồng nợ ngắn hạn và hơn 24.587 tỷ đồng nợ dài hạn. Trong cơ cấu nợ này, trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với trên 37.300 tỷ đồng, trong đó hơn 22.700 tỷ đồng là trái phiếu ngắn hạn. Ngoài ra, Novaland còn vay hơn 15.800 tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng và hơn 9.500 tỷ đồng từ các bên thứ ba.

Gánh khối nợ hơn 61.500 tỷ đồng, cách Novaland 'làm đẹp' chi phí lãi vay xuống chỉ còn 291 tỷ đồng
Việc chi phí lãi vay "thấp bất thường" trên báo cáo phản ánh một thực tế đang hiện hữu: sức ép tài chính của doanh nghiệp không giảm, mà đang được trì hoãn ghi nhận thông qua kỹ thuật kế toán

Đáng chú ý, mặc dù đang phải gánh khoản nợ vay khổng lồ, chi phí lãi vay mà Novaland ghi nhận trong báo cáo tài chính năm 2024 chỉ ở mức 291 tỷ đồng – thấp hơn nhiều so với quy mô nợ. Con số này thậm chí còn giảm 36 tỷ đồng so với năm trước. Điều này làm dấy lên câu hỏi về cách doanh nghiệp đang xử lý phần chi phí tài chính khổng lồ phát sinh từ khối nợ vay hiện hữu.

Gánh khối nợ hơn 61.500 tỷ đồng, cách Novaland 'làm đẹp' chi phí lãi vay xuống chỉ còn 291 tỷ đồng
Nguồn: Novaland

Câu trả lời nằm ở phần hàng tồn kho. Trong năm 2024, tổng giá trị hàng tồn kho của Novaland tăng thêm hơn 7.900 tỷ đồng, nâng tổng mức tồn kho lên hơn 147.000 tỷ đồng. Trong số này, có tới 6.222 tỷ đồng chi phí lãi vay đã được vốn hóa – tức được ghi nhận như một phần của chi phí đầu tư cho các dự án bất động sản thay vì hạch toán trực tiếp vào chi phí tài chính.

Gánh khối nợ hơn 61.500 tỷ đồng, cách Novaland 'làm đẹp' chi phí lãi vay xuống chỉ còn 291 tỷ đồng
Nguồn: Novaland

Đây không phải là lần đầu tiên Novaland áp dụng phương pháp vốn hóa chi phí lãi vay. Thực tế, từ năm 2021 đến nay, doanh nghiệp liên tục đưa phần lớn chi phí lãi vay vào hàng tồn kho, với mức vốn hóa dao động từ 4.100 đến 6.300 tỷ đồng mỗi năm. Việc vốn hóa giúp báo cáo kết quả kinh doanh không bị "bào mòn" bởi chi phí tài chính, song cũng dẫn đến lo ngại về khả năng sinh lời thực tế của các dự án, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản đang chững lại.

Cấu trúc hàng tồn kho hiện nay của Novaland chủ yếu là các dự án đang xây dựng dở dang – chiếm đến hơn 138.000 tỷ đồng. Phần bất động sản đã hoàn thành chỉ vào khoảng 8.500 tỷ đồng và có xu hướng giảm nhẹ so với năm trước. Khoảng 77% tổng giá trị hàng tồn kho đã được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Việc chi phí lãi vay "thấp bất thường" trên báo cáo phản ánh một thực tế đang hiện hữu: sức ép tài chính của doanh nghiệp không giảm, mà đang được trì hoãn ghi nhận thông qua kỹ thuật kế toán. Trong khi đó, việc triển khai chậm hoặc chưa thể tiêu thụ các dự án bất động sản khiến dòng tiền chưa thể quay trở lại kịp thời, đặt ra thách thức lớn cho khả năng thanh toán trong tương lai gần.

Hơn 61.000 tỷ nợ vay và cuộc tự thân “giải cứu” của Novaland

Gánh áp lực nợ vay hơn 61.000 tỷ đồng, Novaland cho biết đang từng bước tái cơ cấu tài chính, thanh lý tài sản và ...

Cập nhật mới nhất chuyển động pháp lý quan trọng tại các dự án của Novaland

Novaland kỳ vọng phục hồi trong năm 2025 nhờ loạt dự án trọng điểm như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram gỡ vướng ...

Novaland nói gì về khoản lỗ lịch sử và khả năng duy trì hoạt động của công ty?

Novaland vừa chính thức lên tiếng giải trình về khoản lỗ gần 4.400 tỷ đồng năm 2024 do trích lập dự phòng và chi phí ...

Thu Hà

Thu Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục