Theo Quyết định của Tổng cục Thuế, Fecon đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn có hành vi khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp. Mặc dù vậy, người nộp thuế đã tự giác khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Tình trạng lợi nhuận "cho có" của Fecon đã quá quen thuộc với cổ đông trong 2 năm trở lại đây. |
Với 2 hành vi trên, Fecon bị xử phạt 221,4 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước là hơn 775,18 triệu đồng. Trong đó, thuế TNDN năm 2022 hơn 48,35 triệu đồng và thuế TNDN năm 2023 hơn 726,83 triệu đồng.
Đồng thời, Fecon cũng phải nộp lại hơn 31,58 triệu đồng tiền chậm nộp thuế; trong đó, năm 2022 là hơn 6,9 triệu đồng và năm 2023 là gần 24,64 triệu đồng.
Số tiền chậm nộp thuế nêu trên được tính đến hết ngày 22/7/2024. Công ty có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền thuế chậm nộp kể từ sau ngày 22/7/2024 đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và tiền phạt vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Như vậy, tổng số tiền mà Fecon phải nộp lại cho ngân sách Nhà nước là hơn 1 tỷ đồng.
Trước đó, hồi năm 2022, Fecon cũng từng bị Cục Thuế TP. Hà Nội xử phạt hơn 1 tỷ đồng do vi phạm hành chính về thuế GTGT và thuế TNDN.
Công ty CP Fecon đăng ký kinh doanh (ĐKKD) lần đầu vào ngày 18/6/2004, thay đổi ĐKKD lần thứ 32 vào ngày 14/1/2022. Ở lần thay đổi này, vốn điều lệ của Công ty đang ở mức 1.574,3 tỷ đồng.
Được biết, Fecon là đơn vị nhà thầu lớn trong lĩnh vực xây dựng công trình, đang thực hiện nhiều gói thầu lớn với trị giá hàng trăm cho tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên trong các quý gần đây, đơn vị này liên tục ghi nhận lợi nhuận khá đì đẹt, không tương xứng so với quy mô doanh thu hàng trăm tỷ.
Trong quý 2/2024, Fecon ghi nhận doanh thu thuần đạt 815,9 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trư giá vốn, doanh nghiệp chỉ còn 87,8 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm 29,8% so với năm trước.
Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ có sự gia tăng lên 7,4 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính đã được giảm gần một nửa nhưng vẫn chiếm tới 36,9 tỷ đồng. Trong đó có tới 35,9 tỷ đồng là chi phí lãi vay.
Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng nhẹ so với cùng kỳ, chiếm lần lượt 51,9 tỷ và 4,9 tỷ đồng. Dễ thấy chi phí lãi vay dù đã được cắt giảm nhưng vẫn cao, tương đương gần 70% chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này càng cho thấy việc cân đối chi phí lãi cho các khoản vay vẫn đang là vấn đề đối với Fecon.
Sau khi khấu trừ thuế phí, Fecon ghi nhận lãi sau thuế còn lại 720 triệu đồng, cải thiện hơn so với mức lỗ gần 1,5 tỷ đồng cùng kỳ 2023. Dù vậy, biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này chỉ ở mức 0,09%. Điều này đồng nghĩa 100 đồng doanh thu của Fecon mang về chưa nổi 1 đồng lợi nhuận ròng. Tình trạng lợi nhuận "cho có" của Fecon đã quá quen thuộc với cổ đông trong 2 năm trở lại đây.
Theo giải trình, Fecon cho biết, lãi ròng hợp nhất tăng chủ yếu là do chi phí tài chính giảm mạnh 34,85 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 48,59%; trong đó chi phí lãi vay giảm 34,73 tỷ đồng do mặt bằng chung lãi suất thị trường vay ngân hàng giảm, đồng thời công ty cũng tiến hành đàm phán thêm để giảm lãi suất vay.
Ngoài ra, khoản thu nhập khác cũng tăng 4,97 tỷ đồng, tương ứng vs tỷ lệ tăng 1.309,39% do trong quý 2/2024, công ty thực hiện thanh lý một số tài sản cố định và nhận được bồi thường thiệt hại từ hợp đồng thi công.
Trong năm 2024, Fecon đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ 60 tỷ đồng. Qua nửa đầu năm Fecon mới đạt được 1,4 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương chỉ hoàn thành 2,3% kế hoạch cả năm đề ra.
Một điểm đáng chú ý là cơ cấu nguồn vốn của Fecon đang ghi nhận lượng nợ chiếm tỷ trọng lớn. Nợ phải trả tại cuối Quý 2/2024 lên tới 5.176,8 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với vốn chủ sở hữu.
Trong đó riêng nợ vay ngắn hạn chiếm 2.084 tỷ đồng, nợ vay dài hạn chiếm 908,5 tỷ đồng. So với đầu năm, tổng lượng nợ vay tăng thêm gần 50 tỷ đồng. Các khoản nợ này cùng với chi phí lãi vay đang gây áp lực lớn tới dòng tiền của công ty.
Cụ thể, trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi nhận Fecon phải chi 103,5 tỷ đồng cho lãi vay trong nửa đầu năm, cùng kỳ chi 137,1 tỷ. Kết quả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty âm tới 319 tỷ đồng.
Trong khi đó lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là dương 41,7 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 51,8 tỷ đồng.
Nhựa An Phát Xanh (AAA) bị phạt nặng do vi phạm về thuế nhiều lần Cục Thuế Tỉnh Hải Dương vừa ra quyết định xử phạt đối với Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (Nhựa An Phát Xanh, HOSE: ... |
Thuduc House (TDH) tiếp tục bị cưỡng chế hơn 91 tỷ đồng tiền thuế Số tiền Thuduc House bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của công ty là hơn 91 tỷ đồng. Trước ... |
Tuấn Tú
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|