Phiên giao dịch ngày 30/5, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.078,05, tăng nhẹ 3,07 điểm (+0,29%). Thanh khoản bất ngờ tăng mạnh trong ngày hôm nay khi có đến hơn 920 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 16 nghìn tỷ đồng. Sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế lớn trong phiên hôm nay với 225 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm chỉ là 156, còn lại lại 60 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu có mức tăng ấn tượng nhất toàn thị trường trong phiên hôm nay gọi tên đầu tư công với "đầu tàu" là FCN của Công ty CP FECON. Cụ thể, cổ phiếu FCN tăng trần với mức tăng 6,99%. Ngoài ra còn có những cái tên khác trong nhóm cũng tăng tốt như HHV (+3,11%) hay C4G (+2,22%).
Việc tăng giá của cổ phiếu FCN được cho là đến từ thông tin FECON tiếp tục thông báo trúng liên tiếp nhiều gói thầu lớn nhỏ khác nhau |
Việc tăng giá của cổ phiếu FCN được cho là đến từ thông tin FECON tiếp tục thông báo trúng liên tiếp nhiều gói thầu lớn nhỏ khác nhau tại các dự án với tổng giá trị gần 300 tỷ đồng trong tháng 5.
Các dự án trúng thầu đợt này đa phần thuộc lĩnh vực thế mạnh của FECON là thi công nền móng và công trình ngầm. Tiêu biểu nhất phải kể đến gói thầu thi công hạng mục “Cửa nhận nước làm mát và nhà bơm” thuộc Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 trị giá 192 tỷ đồng. Đây là hạng mục ngầm sâu được đánh giá khó thi công, có tính chất phức tạp nhất của dự án này, yêu cầu nhà thầu có năng lực cao để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án
Bên cạnh đó, FECON trúng thêm các gói thầu có giá trị lớn khác như gói thầu thi công Kè bê tông thuộc Dự án Cầu Hôn trị giá gần hơn 59,7 tỷ đồng tại Phú Quốc; gói thầu thi công Cọc xi măng đất D1200 thuộc Dự án Royal Group Headquarters (tại Campuchia) trị giá hơn 22,2 tỷ đồng hay Gói sản xuất và ép cọc tại Dự án Clubhouse Vũng Bàu (Phú Quốc) trị giá 12,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, FECON cũng ghi nhận nhiều gói thầu phụ khác tại nhiều dự án tiêu biểu trên cả nước như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, Dự án Vinhomes Gardenia (Hà Nội)…
Như vậy, lũy kế từ đầu năm, FECON đã trúng các gói thầu với tổng trị giá gần 800 tỷ đồng. Tuy vậy, công ty cho biết sẽ tiếp tục duy trì quan điểm chọn lọc dự án để tham gia đấu thầu và triển khai thi công, đảm bảo nguồn lực tốt nhất cho các dự án, không trúng thầu bằng mọi giá bất chấp rủi ro thanh toán. Đây được cho là giải pháp an toàn trong bối cảnh lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức cao và trên thị trường dòng tiền vẫn tiếp tục khó khăn.
Trong năm 2023, mặc dùng thị trường xây dựng còn trầm lắng, nhưng FECON không quên đẩy mạnh đầu tư và áp dụng công nghệ mới vào các công trình trình xây dựng có yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng Giám đốc FECON khẳng định, khoa học công nghệ là một trong 3 yếu tố mà các doanh nghiệp xây dựng cần ưu tiên triển khai để “hóa giải” các khó khăn trong bối cảnh hiện tại đồng thời đảm bảo phát triển bền vững doanh nghiệp.
Mới đây, FECON cũng đã công bố BCTC quý I/2023 với kết quả không mấy khả quan. Kết thúc quý I/2023, ghi nhận lợi nhuận sau thuế công ty mẹ sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế TNDN của Công ty mẹ giảm 52,73% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty mẹ trong kỳ giảm 27,62 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 80,78%. Theo FCN, nguyên nhân chủ yếu là do cùng kỳ Quý I/2022 Công ty mẹ ghi nhận khoản doanh thu từ việc bán cổ phần Công ty CP Khoáng sản FECON (FCM).
Ở chiều ngược lại, lợi nhuận sau thuế TNDN theo báo cáo tài chính hợp nhất của công ty lãi 2,81 tỷ. LNST tăng chủ yếu là do doanh thu thuần và Lợi nhuận gộp của hợp nhất trong kỳ tăng lần lượt là 107,42 tỷ đồng và 35 tỷ đồng, tương ứng mức tăng lần lượt là 21,41% và 39,81% so với cùng kỳ do đầu năm 2022. Giá vốn một số dự án tăng so với dự kiến ban đầu bởi giá nguyên vật liệu biến động bất thường và chi phí nhân công tăng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Năm nay, biến động của giá nguyên vật liệu và nhân công đã được Công ty phản ánh trong giá chào thầu, ký hết hợp đồng với chủ đầu tư/nhà thầu chính.
Nguồn: BCTC FECON |
Cũng trong năm 2023, Fecon đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3.800 tỷ đồng, tương đương tăng 25% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu từ mảng nền móng và xây dựng đạt 2.800 tỷ đồng, mảng hạ tầng và công trình ngầm 1.000 tỷ đồng. Doanh thu công ty mẹ đạt 2.100 tỷ đồng, tương đương tăng 19% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 125 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 140%. Như vậy, công ty mới chỉ hoàn thành hơn 2% kế hoạch đề ra.
Trong đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, Công ty CP FECON (HOSE: FCN) đã thông qua việc chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ tối đa 5% năm 2022 (tức mỗi một cổ đông nhận được 500 đồng/cổ phiếu). Với quyết định này, FECON dự kiến chi hơn 78,7 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Việc chia cổ tức là sự nỗ lực của FECON nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông, trong bối cảnh thị trường xây dựng và bất động sản ảm đạm trong suốt thời gian dài qua.
Khối ngoại trở lại bán ròng hơn 600 tỷ đồng phiên 30/5, EIB của Eximbank bị xả mạnh Phiên giao dịch ngày 30/5, dù bất ngờ mua ròng 312 tỷ đồng cổ phiếu FPT, nhưng việc xả ồ ạt cổ phiếu ngân hàng ... |
Phiên giao dịch ngày 31/5/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Nhận định chứng khoán ngày 31/5/2023: VN-Index tiếp tục rung lắc Thị trường ghi nhận một phiên tăng điểm trong bối cảnh thanh khoản tăng và cao hơn trung bình 20 phiên. CTCK nhận định, VN-Index ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|