Dow Jones giảm phiên thứ 9 liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm dài nhất từ 1978

(Banker.vn) Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư thận trọng trước cuộc họp Fed. Dow Jones giảm 267 điểm, đánh dấu phiên giảm thứ 9 liên tiếp – chuỗi dài nhất từ 1978. Tesla bứt phá mạnh, trong khi Nvidia mất 1,22%.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, Nasdaq lùi khỏi ngưỡng 20.000 điểm

Chứng khoán Mỹ thiết lập thêm kỷ lục mới, Nasdaq và S&P500 tiếp đà bứt phá

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 267,58 điểm (-0,61%) xuống còn 43.449,90 điểm; chỉ số S&P 500 sụt 23,47 điểm (-0,39%) chạm mức 6.050,61 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 64,83 điểm (-0,32%) chốt phiên ở mức 20.109,06 điểm.

Dow Jones tiếp tục đà suy yếu với phiên giảm thứ chín liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 2/1978.
Dow Jones tiếp tục đà suy yếu với phiên giảm thứ chín liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 2/1978.

Cổ phiếu của “gã khổng lồ” chip Nvidia giảm 1,22% xuống còn 130,39 điểm, hiện đã lùi hơn 10% so với mức đỉnh vào tháng 11. Trong khi đó, các ông lớn công nghệ khác vẫn liên tục lập kỷ lục. Tesla, Alphabet, Amazon và Apple đều tăng mạnh trong phiên đầu tuần. Thậm chí ngay cả khi thị trường giảm điểm trong ngày thứ Ba, quỹ đầu tư Roundhill Magnificent Seven (MAGS) vẫn tăng 0,5% và tiếp tục xác lập mức cao mới.

Riêng cổ phiếu Tesla bứt phá 3,6% lên mức 479,86 điểm nhờ được Mizuho nâng mức mục tiêu giá từ 285 USD lên 515 USD. Hãng phân tích Wedbush cũng đưa ra quan điểm tương tự, kỳ vọng cổ phiếu Tesla sẽ đạt 515 USD trong thời gian tới.

Trong số 11 ngành chính thuộc S&P 500, hầu hết đều ghi nhận mức giảm điểm trong phiên, dẫn đầu là nhóm công nghiệp với mức giảm 0,9% xuống 1.149,22 điểm. Ngược lại, nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu là điểm sáng hiếm hoi nhờ cổ phiếu Tesla tăng mạnh. Cổ phiếu Pfizer (PFE.N) tăng 4,7% sau khi hãng dược này đưa ra dự báo lợi nhuận năm 2025 khá sát với kỳ vọng của giới phân tích trên Phố Wall.

Chỉ số CBOE (VIX) hay còn được gọi là "thước đo sợ hãi" của Phố Wall, đã tăng vượt ngưỡng 15 lần đầu tiên sau gần ba tuần, đóng cửa ở mức 15,87 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 21 tháng 11. Trong khi chỉ số Russell 2000, được xem là nhạy cảm hơn với lãi suất cao, giảm 1,2% chạm mức 2.334,08 điểm.

Doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 11 tăng vượt kỳ vọng, chủ yếu nhờ sức mua mạnh mẽ từ ngành ô tô. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn giữ được sự vững vàng bất chấp các thách thức hiện tại.

Tâm điểm của sự chú ý sẽ là báo cáo Dự báo Kinh tế Tổng quan (SEP) cùng phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Các nhà đầu tư kỳ vọng những tín hiệu cụ thể hơn về lập trường của Fed trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ vào năm 2025. Thị trường gần như đã phản ánh hoàn toàn khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản. Bối cảnh hiện tại cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang duy trì đà tăng trưởng ổn định, song áp lực lạm phát vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Ông Jason Ware - Giám đốc đầu tư tại Albion Financial Group, nhận định: “Tất cả đều biết khả năng Fed sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản, nhưng điều quan trọng hơn là những gì Chủ tịch Powell sẽ phát biểu và báo cáo kinh tế SEP sẽ hé lộ. Chính điều này khiến thị trường trở nên dè dặt trước cuộc họp quan trọng”.

Một số nhà đầu tư trên Phố Wall lo ngại đây có thể là đợt cắt giảm cuối cùng trong một thời gian, do lạm phát vẫn còn dai dẳng. Mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt, nhưng viễn cảnh áp thuế nhập khẩu gây áp lực lạm phát do đội ngũ của Donald Trump sắp nhậm chức đề xuất có thể khiến các quan chức Fed phải dè chừng về tốc độ các bước điều chỉnh tiếp theo.

Chứng khoán châu Á rung lắc trước quyết định lãi suất của Fed, Kospi dẫn đầu đà giảm

Chứng khoán châu Á ngày 17/12 diễn biến trái chiều khi giới đầu tư tập trung vào cuộc họp chính sách quan trọng của Fed. ...

Bản tin chứng khoán sáng 18/12: YEG tiếp tục tỏa sáng, nhà đầu tư chốt lời mạnh VCA

Bản tin chứng khoán sáng 18/12 bao gồm các thông tin như cổ phiếu YEG tiếp tục tỏa sáng hậu concert "Anh trai vượt ngàn ...

Hoàng Thái

Hoàng Thái

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục