Về công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay, trong điều kiện công tác bán vốn còn gặp nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán biến động mạnh và một số vướng mắc về cơ chế bán vốn chưa được tháo gỡ, SCIC đã chủ động đẩy mạnh triển khai công tác bán vốn và thực hiện bán vốn thành công tại 26 doanh nghiệp. |
Tại hội nghị sơ kết công tác Đảng và hoạt động đầu tư kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 vừa tổ chức, đại diện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã công bố những chỉ tiêu kinh doanh có phần trầm lắng.
Cụ thể, kết thúc nửa đầu năm 2023, SCIC ghi nhận tổng doanh thu đạt 2.663 tỷ đồng, giảm mạnh 46% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 3.209 tỷ đồng, thấp hơn 9% con số thực hiện cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân sa sút, lãnh đạo SCIC cho biết, tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, bất ổn; trong khi đó, kinh tế Việt Nam dù có tăng trưởng ổn định, song vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chẳng hạn như: tăng trưởng thấp hơn mục tiêu, năng lực nội tại doanh nghiệp còn yếu sau thời kỳ đại dịch, chi phí sản xuất tăng cao do lạm phát và lãi suất, tình trạng thiếu điện xuất hiện nhiều hơn...
Trước tình hình trên, bên cạnh công tác tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC đã tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ động nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp trong danh mục, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô vốn lớn, mới tiếp nhận có tình hình tài chính phức tạp.
SCIC đã chủ động xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp; tăng cường công tác quản trị đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có vốn nhà nước chi phối, có vai trò quan trọng trong danh mục của SCIC; thực hiện quản trị doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt; gửi công văn hướng dẫn người đại diện và Hội đồng quản trị các doanh nghiệp tổ chức Đại hội cổ đông theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, SCIC tiếp tục tập trung triển khai công tác quản trị, tái cơ cấu tại các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Licogi...
Nhìn lại năm 2022, doanh thu của SCIC đạt 10.700 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2021 và vượt 35% kế hoạch đề ra. Trong đó, doanh thu cổ tức đạt 8.220 tỷ đồng, vượt 42% kế hoạch và tăng 88% cùng kỳ năm 2021; doanh thu bán vốn đạt 1.358 tỷ đồng, hoàn thành so với kế hoạch 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.836 tỷ đồng, vượt 91% kế hoạch năm 2022.
Về công tác tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tính đến hết năm 2022, SCIC đã tiếp nhận 10/14 doanh nghiệp theo Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng vốn nhà nước là 8.524 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ là 13.548 tỷ đồng.
Sang năm 2023, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp năm 2023 của Công ty mẹ - SCIC với doanh thu 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 2.903 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là 5,4%.
Riêng các chỉ tiêu nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán đến hạn sẽ được xác định theo Báo cáo tài chính năm 2023 của SCIC đã kiểm toán.
Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước của SCIC được giao là 2.881 tỷ đồng. Vốn tiếp nhận trong năm 2023 là 21.705 tỷ đồng. Vốn quản trị trong năm là 38.564 tỷ đồng.
Về công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay, trong điều kiện công tác bán vốn còn gặp nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán biến động mạnh và một số vướng mắc về cơ chế bán vốn chưa được tháo gỡ, SCIC đã chủ động đẩy mạnh triển khai công tác bán vốn và thực hiện bán vốn thành công tại 26 doanh nghiệp, trong đó: Bán vốn thành công tại Công ty CP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID), doanh thu bán vốn là 319 tỷ đồng (không ghi nhận vào doanh thu của SCIC theo quy định tại Thông báo số 281/TB-VPCP).
Doanh thu bán vốn tại 25 doanh nghiệp còn lại đạt 1.358 tỷ đồng, trên giá vốn 337 tỷ đồng, chênh lệch bán vốn là 1.021 tỷ đồng.
Chuyển giao Tổng Công ty Dược từ Bộ Y tế sang SCIC Vừa qua, tại trụ sở Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã diễn ra lễ chuyển giao quyền đại ... |
Thiếu điện, trách nhiệm của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đến đâu? Theo các chuyên gia kinh tế, khi để xảy ra tình trạng thiếu điện cần xem xét cả trách nhiệm rất lớn của Ủy ban ... |
SCIC “đi lùi” lợi nhuận hợp nhất 63%, chấp nhận từ bỏ một số dự án đầu tư tham vọng Theo báo cáo hợp nhất 2022 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), lợi nhuận sau thuế của SCIC ... |
Thanh Phong
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|