Diễn biến cổ phiếu BMP sau KQKD 9 tháng đầu năm

(Banker.vn) Trên thị trường chứng khoán, thị giá BMP nằm trong xu hướng tăng từ đầu năm đến nay trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Nhựa Bình Minh khả quan.

Sức hút cổ phiếu BMP từ đâu

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu BMP trong xu hướng tăng từ đầu năm. Điều này diễn ra trong bối cảnh Công ty CP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) liên tục lập kỷ lục về lợi nhuận ở các quý trước. Thị giá BMP lên đỉnh 103.000 đồng/cp (kết phiên 25/7), đây cũng là mức giá cao nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu BMP. Sau đó cổ phiếu BMP quay đầu điều chỉnh và tích lũy vùng giá 85.x - 95.0 đồng trong hơn 2 tháng trở lại đây.

Kết thúc ngày 19/10, giá cổ phiếu BMP đạt 84.800 đồng/cp, tăng hơn 50% so với thời điểm đầu năm nay. Tuy nhiên, trong tuần qua, cổ phiếu BMP đã giảm 8,70% từ mức 89.100 đồng/cp (thị giá kết phiên 16/10) xuống mức 84.000 đồng (lúc 10h40 phiên sáng 20/10), thanh khoản trung bình 10 phiên gần nhất cũng chỉ đạt 260.050 đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu BMP
Diễn biến giá cổ phiếu BMP

Tình hình kinh doanh khả quan cũng là một trong các yếu tố làm nên sức hút cho cổ phiếu BMP. Trong quý 1/2023, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính và bán hàng đều tăng nhưng lãi sau thuế của công ty đạt 281 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2022.

Đến quý 2/2023, Nhựa Bình Minh báo lãi ròng ở mức hơn 294 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lãi theo quý cao nhất kể từ khi Nhựa Bình Minh niêm yết giao trên sàn HOSE vào năm 2006.

Mới đây, Nhựa Bình Minh đã công bố tình hình kinh doanh hợp nhất quý 3/2023 với doanh thu thuần hơn 926 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, ban lãnh đạo Nhựa Bình Minh nhận định doanh thu của quý 3/2023 sẽ ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022 do nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng trên thị trường chung giảm từ 40% - 50% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó là mùa mưa trong quý 3 sẽ tác động tiêu cực đến các hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng cũng giảm mạnh 51% nên lợi nhuận gộp kỳ này ở mức gần 400 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh thu tài chính quý 3 đạt 32,2 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ, chi phí tài chính giảm 38% xuống 25,5 tỷ đồng. Lỗ trong công ty liên kết, liên doanh kỳ này ở mức gần 500 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 3,4 tỷ đồng. Chi phí bán hàng đạt 118,7 tỷ đồng, chi phí quản lý 15,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 9,7% và 63% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này đã tăng mạnh từ mức 28,2% lên 43% trong quý 3, chạm mức cao nhất từ trước đến nay khi tính theo hàng quý.

Sau cùng, Nhựa Bình Minh báo lãi sau thuế quý 3 đạt gần 209 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ 2022. Dù vậy, kết quả này vẫn thấp hơn nhiều mức lợi nhuận 250 - 295 tỷ đạt được trong 3 quý liền trước.

Sau 9 tháng, Nhựa Bình Minh thực hiện được 120% mục tiêu lợi nhuận

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Nhựa Bình Minh ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 3.703 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lãi ròng lại đạt 784 tỷ đồng, tăng tới 75% so với cùng kỳ năm 2022. So với kế hoạch kinh doanh đã đề ra, Nhựa Bình Minh đã thực hiện được 58% mục tiêu doanh thu và 120% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Năm 2023, BMP đặt kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 6.357 tỷ đồng và lãi sau thuế 651 tỷ đồng, tăng 9% về doanh thu nhưng giảm 6% về lợi nhuận so với thực hiện 2022. Như vậy, sau 9 tháng qua, Nhựa Bình Minh đã thực hiện được 58% mục tiêu doanh thu và 120% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đạt 3.477 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền gửi tại ngân hàng lên tới 2.035 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm nay, và chiếm 59% tổng tài sản. Bên cạnh đó, lượng tồn kho đạt 449 tỷ đồng, giảm 22% so với thời điểm đầu năm, chiếm 13% tổng tài sản.

Ở phía bên kia bảng cân đối kế toán, Nhựa Bình Minh ghi nhận nợ phải trả là 770 tỷ đồng, chiếm 22% tổng nguồn vốn; trong đó, nợ vay tài chính chỉ ở mức 55 tỷ đồng.

Hiện ban lãnh đạo Nhựa Bình Minh đang giữ quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh năm 2024 với nhận định nhu cầu tiêu thụ ống nhựa sẽ duy trì ở mức thấp như các dự báo trước đây.
Hiện ban lãnh đạo Nhựa Bình Minh đang giữ quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh năm 2024 với nhận định nhu cầu tiêu thụ ống nhựa sẽ duy trì ở mức thấp như các dự báo trước đây.

Trong một báo cáo cách đây không lâu, BVSC duy trì dự báo kết quả kinh doanh giai đoạn 2023 - 2025 đối với Nhựa Bình Minh. Trong đó, lợi nhuận ròng 2023 dự báo tăng mạnh 47,2% so với năm trước, lên gần 1.022 tỷ đồng. Đồng thời, dự báo lợi nhuận ròng 2024 về mức 705,5 tỷ đồng trước khi tăng trưởng 5,6% so với năm trước, trong 2025 lên 745,2 tỷ đồng.

“Nhu cầu lạc quan hơn nhờ cải thiện triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam và chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Đồng thời, giá nhựa PVC đang ổn định ở mức thấp. Trong dài hạn, chúng tôi nhận thấy việc Nhựa Bình Minh ngày càng củng cố vị thế trên thị trường sẽ đảm bảo năng lực thương lượng đối với khách hàng qua việc duy trì giá bán ở mức cao. Điều này sẽ bảo vệ biên lợi nhuận nếu giá nhựa PVC phục hồi”, BVSC đánh giá.

Hiện ban lãnh đạo Nhựa Bình Minh đang giữ quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh năm 2024 với nhận định nhu cầu tiêu thụ ống nhựa sẽ duy trì ở mức thấp như các dự báo trước đây. Tuy nhiên, Nhựa Bình Minh cho biết chưa có kế hoạch giảm giá bán để cải thiện thị phần do những rủi ro liên quan tới tỷ giá; đồng thời, sẽ giữ công suất nhà máy ổn định ở mức 70% - 80% công suất thiết kế.

Về triển vọng trong thời gian tới, ban lãnh đạo Nhựa Bình Minh giữ quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh năm 2024 với nhận định nhu cầu tiêu thụ ống nhựa sẽ duy trì ở mức thấp như các dự báo trước đây. Tuy nhiên, Nhựa Bình Minh cho biết chưa có kế hoạch giảm giá bán để cải thiện thị phần do những rủi ro liên quan tới tỷ giá. Công ty kỳ vọng các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản sẽ có tác động tích cực hơn trong năm 2024, qua đó giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng.

Doanh nghiệp nhựa này cũng sẽ giữ công suất ổn định ở mức 70% - 80% công suất thiết kế. Trong đó, Nhà máy Bình Minh Long An hiện đang hoạt động với công suất 28.000 tấn/năm (70% công suất thiết kế hiện tại). Dự kiến sẽ mất từ 3 - 5 năm để khai thác 100% công suất thiết kế hiện nay. Nhà máy này có tổng diện tích 16 ha, đang hoạt động trên 10 ha với 3 dây chuyền và 1 nhà kho, Nhựa Bình Minh dự kiến sẽ xây dựng bổ sung 6 ha còn lại (1 dây chuyền và 1 nhà kho) trong giai đoạn 2028 - 2029.

Về kế hoạch chia cổ tức năm 2023, ban lãnh đạo Nhựa Bình Minh cho biết hiện chưa có kế hoạch cụ thể và cần đợi tới ĐHCĐ 2024 để có quyết định chính thức cũng như tuỳ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của năm 2024.

Trước đó, ngày 13/9, Tổng cục Thuế đã quyết định xử phạt Nhựa Bình Minh do đã có hành vi bao gồm khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP; và khai sai không dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng phải nộp quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

Nhựa Bình Minh cho biết, doanh nghiệp đã nhận được quyết định xử phạt và truy thu thuế với tổng số tiền gần 9 tỷ đồng. Cụ thể, Nhựa Bình Minh sẽ phải nộp hơn 1,2 tỷ đồng do khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp và 121 triệu đồng do khai sai không dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng (có áp dụng tình tiết tăng nặng). Bên cạnh đó, Nhựa Bình Minh phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Công ty bị buộc nộp đủ số tiền thuế truy thu do kê khai sai là hơn 6 tỷ đồng, trong đó, năm 2020 là 4,2 tỷ đồng, năm 2021 là 663 triệu đồng và năm 2022 là 1,22 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải nộp tiền chậm nộp gần 1,3 tỷ đồng.

Tổng Cục Thuế lưu ý, số tiền nộp thuế nêu trên được tính đến hết ngày 5/9/2023. Công ty có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp kể từ sau ngày này đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và tiền phạt vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Nhựa Bình Minh bị giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của kỳ tính thuế tháng 12/2022 là 179 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền xử phạt và truy thu mà Nhựa Bình Minh phải nộp là gần 9 tỷ đồng.

Cổ phiếu BMP lên đỉnh lịch sử, Nhựa Bình Minh có gì hấp dẫn?

Cổ phiếu BMP hiện đang trên đỉnh lịch sử, thế nhưng theo giới phân tích, dư địa tăng giá của cổ phiếu ngành nhựa này ...

LNST quý 2 Nhựa Bình Minh tăng hơn 100%, thị giá cổ phiếu BMP vượt mốc 100 ngàn đồng/cp

Công ty CP Nhựa Bình Minh vừa công bố BCTC quý 2/2023. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình Minh bất ngờ ...

Triển vọng kinh doanh của Nhựa Bình Minh (BMP)

"Chúng tôi hiểu rằng BMP có khả năng chia sẻ nhiều lợi ích hơn với các nhà phân phối và/hoặc triển khai nhiều chương trình ...

Hồng Quân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục