Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel 'giữ chặt' hành lang Philadelphi

(Banker.vn) Nga cân nhắc mở rộng vùng đệm biên giới nếu Kiev có vũ khí tầm xa; Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bác bỏ thẳng thừng việc rút khỏi hành lang Philadelphi.
Điểm tin nóng thế giới ngày 4/9: Ukraine 'thay máu' Chính phủ; Mỹ buộc tội ‘khủng bố’ loạt thủ lĩnh Hamas Điểm tin nóng thế giới ngày 30/8: Ukraine mất chiến cơ F-16 đầu tiên; Israel tiêu diệt chỉ huy Jihad Điểm tin nóng thế giới ngày 29/8: UAV Nga ‘thổi bay’ xe tăng Ukraine; Mỹ giáng đòn trừng phạt Israel

Trúng đòn tên lửa Nga, loạt khí tài Ukraine bốc khói

Theo RT, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố 2 đoạn video tên lửa Nga tấn công các vũ khí của Ukraine tại vùng Sumy.

Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel 'giữ chặt' hành lang Philadelphi
Tên lửa Nga phá huỷ hai bệ phóng tên lửa HIMARS và MLRS. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga

Bộ Quốc phòng tại Moscow đưa tin hôm 4/9, đồng thời công bố đoạn phim được cho là ghi lại cuộc tấn công, cho biết một tên lửa của Nga đã bắn trúng một vị trí bí mật của Ukraine, nơi triển khai hai hệ thống phóng tên lửa đa nòng do Mỹ sản xuất.

Cuộc tấn công được tiến hành vào ban đêm gần ngôi làng nhỏ Khrapovshchina ở vùng Sumy của Ukraine. Đoạn phim cho thấy một số phương tiện chạy dưới tán cây trong một khu rừng ngay phía nam khu định cư, nằm cách biên giới Nga khoảng 15km. Sau đó, một tên lửa được nhìn thấy đánh vào vị trí đó, gây ra một vụ nổ lớn.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, vụ nổ đã phá hủy hai bệ phóng tên lửa do Mỹ sản xuất được tặng cho Kiev - một hệ thống HIMARS bánh lốp và một hệ thống MLRS bánh xích. Quân đội Ukraine cũng mất hai xe hỗ trợ và 20 binh sĩ, tuyên bố cho biết.

Trong cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một trạm radar di động Malakhit-M của Ukraine đã được máy bay trinh sát trên không của Nga phát hiện ở vùng Sumy. Đoạn clip được công bố cho thấy một chiếc xe Malakhit được bố trí trong địa hình rừng rậm, sau đó bị máy bay không người lái cảm tử Lancet tấn công trực tiếp. Vài phút sau vụ nổ, chiếc xe hoàn toàn chìm trong biển lửa, với những cột khói bốc lên không trung. Số phận của phi hành đoàn vẫn chưa được biết.

Nga đe dọa ‘xuống tay’ tới sát Ba Lan nếu Kiev có vũ khí tầm xa

Trong cuộc họp vào cuối ngày 4/9 với phóng viên hãng thông tấn Nga TASS, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga - ông Dmitry Medvedev - cho biết, vùng đệm trên biên giới với Ukraine rất quan trọng đối với Nga để bảo vệ nước này khỏi các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine và chiều rộng của nó sẽ phụ thuộc vào loại vũ khí sẽ được cung cấp cho Kiev.

Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel 'giữ chặt' hành lang Philadelphi
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev

"Rõ ràng là chúng ta cần tạo ra một vùng đệm cho tương lai để đảm bảo không có thứ gì bay vào. Kích thước của nó là điều không ai đoán trước được, nhưng nó phải đủ. Nếu Ukraine muốn có các phương tiện tấn công tầm xa, chẳng hạn như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, thì vùng đệm này phải trải dài đến tận Ba Lan", ông nói.

Trước đó, vào ngày 13/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho biết, Nga có thể cân nhắc thiết lập vùng đệm trên lãnh thổ Ukraine nếu các cuộc ném bom vào các khu vực của Nga vẫn tiếp diễn. Tổng thống Putin một lần nữa đề cập vấn đề này tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) vào ngày 16/6. Tại đây, ông nêu rõ Nga sẽ xem xét lập ra vùng đệm trên lãnh thổ Ukraine nếu các cuộc tấn công từ phía Ukraine vào Nga không dừng lại.

Israel khẳng định 'giữ chặt' hành lang Philadelphi

Theo Reuters, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 4/9 cho biết, Israel sẽ chỉ đồng ý ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza nếu đảm bảo khu vực biên giới giữa miền nam Gaza và Ai Cập không bao giờ có thể được sử dụng làm đường sống cho phong trào Hồi giáo Hamas.

Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel 'giữ chặt' hành lang Philadelphi
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: REUTERS/Amir Cohen

"Cho đến khi điều đó xảy ra, chúng tôi vẫn ở đó", ông phát biểu tại một cuộc họp báo ở Jerusalem.

Ông Netanyahu đã lặp lại lời bác bỏ thẳng thừng việc rút khỏi hành lang Philadelphi trong giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận dự kiến ​​kéo dài 42 ngày, nói rằng áp lực quốc tế sẽ khiến việc quay trở lại trở nên bất khả thi.

Để có thể đạt được lệnh ngừng bắn vĩnh viễn, Israel cần đảm bảo rằng bất kỳ ai điều hành Gaza sau chiến tranh cũng có thể ngăn chặn hành lang này được sử dụng làm tuyến đường buôn lậu vũ khí và vật tư cho Hamas.

Hành lang Philadelphi, dọc theo rìa phía nam của Dải Gaza giáp với Ai Cập, là một trong những trở ngại chính đối với thỏa thuận chấm dứt giao tranh ở Gaza và đưa các con tin Israel về nước để đổi lấy tù nhân Palestine.

Thủ tướng Netanyahu vẫn khăng khăng giữ quyền kiểm soát hành lang này, nơi quân đội Israel đã phát hiện hàng chục đường hầm mà các quan chức cho biết được sử dụng để cung cấp vũ khí và đạn dược cho Hamas.

Hamas ép Mỹ gây áp lực lên Israel, cảnh báo cẩn thận sập bẫy

Theo Reuters, ngày 5/9, Hamas cho biết không cần phải đưa ra đề xuất ngừng bắn mới cho Gaza và cần phải gây sức ép để Israel chấp thuận kế hoạch của Mỹ mà nhóm Hồi giáo này đã chấp nhận. Dự kiến, Mỹ dự kiến ​​sẽ đưa ra đề xuất ngừng bắn mới nhằm phá vỡ thế bế tắc giữa Hamas và Israel.

Trong một tuyên bố, Hamas cho biết, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tìm cách ngăn cản thỏa thuận bằng cách khẳng định Israel sẽ không rút khỏi hành lang Philadelphi ở phía nam Gaza.

“Chúng tôi cảnh báo không nên rơi vào bẫy và thủ đoạn của Netanyahu khi ông ta sử dụng các cuộc đàm phán để kéo dài hành vi xâm lược chống lại người dân của chúng tôi”, tuyên bố cho biết.

Hamas cho biết họ đã chấp nhận đề xuất ngày 2/7 do Mỹ đưa ra.

Bà Harris chốt quy tắc trong cuộc ‘so găng’ đầu tiên với ông Trump

Theo Reuters, chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris đã chấp nhận các quy tắc của cuộc tranh luận vào tuần tới với ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, bao gồm cả việc tắt tiếng micrô khi không đến lượt ứng cử viên phát biểu.

Điểm tin nóng thế giới ngày 5/9: Nga đe dọa mở vùng đệm sát Ba Lan; Israel 'giữ chặt' hành lang Philadelphi
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris

Đây sẽ là cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và bà Harris, người đã tiếp quản vị trí ứng cử viên của đảng Dân chủ từ Tổng thống Joe Biden sau khi ông rút lui vào ngày 21/7 sau màn tranh luận không mấy ấn tượng vào cuối tháng 6 với cựu tổng thống Donald Trump.

Một nguồn tin từ Reuters cho biết ban vận động tranh cử của bà Harris vẫn hy vọng có những khoảnh khắc mà đài truyền hình ABC News, đơn vị đăng cai tổ chức cuộc tranh luận vào ngày 10/9 tới, buộc phải bật micro để các ứng cử viên trả lời đối thủ. Cuối tuần qua, Phó Tổng thống Kamala Harris đã kêu gọi cựu Tổng thống Donald Trump tranh luận với bà bằng cách bật micro trong suốt sự kiện.

Ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Dân chủ Tim Walz và ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa JD Vance cũng đã đồng ý tranh luận vào ngày 1/10 tới trên đài truyền hình CBS News.

Khánh Ly

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục