Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 26/1/2024: Giá vàng trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại |
Giá vàng SJC chênh với thế giới 15,3 triệu đồng/lượng
Rạng sáng nay 27/1, giá vàng miếng thương hiệu SJC niêm yết ở mức 74,3 triệu đồng/lượng mua vào và 76,82 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng 300.000 đồng ở cả 2 chiều.
Giá vàng SJC trong nước hôm nay chênh với thế giới khoảng 15,3 triệu đồng/lượng |
Giá vàng thế giới rạng sáng nay ổn định, với vàng giao ngay giảm 1,1 USD xuống 2.018,8 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.018,2 021 USD/ounce, giảm 2,9 USD so với rạng sáng qua.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch so với giá vàng SJC trong nước khoảng 15,3 triệu đồng/lượng.
56,7% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh ở Việt Nam
56,7% doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi, nói dự kiến mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới, đứng thứ hai ở Đông Nam Á, sau Lào.
Tỷ lệ này giảm 3,3 điểm % so với khảo sát năm 2022. Dù tham vọng mở rộng vẫn cao, nhưng Việt Nam là nước duy nhất trong 6 nước Đông Nam Á chủ chốt có tỷ lệ dự kiến mở rộng giảm.
Tính trên tất cả thị trường châu Á - Thái Bình Dương mà Jetro khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam đứng sau Ấn Độ, Bangladesh và Lào. Như vậy, sau 2 năm liên tiếp Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á, Lào đã vượt lên đứng nhất, với 63,3% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng.
Tháng 6/2024, vận hành đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Đó là yêu cầu của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.
Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km, đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong đó, đoạn trên cao (Nhổn - Cầu Giấy) dài 8,5km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - ga Hà Nội) dài 4km.
Tổng đầu tư dự án hơn 34.800 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.900 tỷ đồng; trong đó vốn đối ứng ngân sách thành phố tăng gần 3.900 tỷ đồng, vốn vay ODA giảm gần 2.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành năm 2015 nhưng đã nhiều lần điều chỉnh tiến độ.
Hơn 2,36 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2024
Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số này, tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, có 75 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 15,7% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 235,4 triệu USD (giảm 23,1% so với cùng kỳ). Ngoài ra, có 174 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 14,7% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 116,5 triệu USD (giảm 33,1% so với cùng kỳ).
Cùng với xu hướng tích cực của vốn đăng ký, thì vốn giải ngân trong tháng 1/2024 cũng khá khả quan là 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 335.721 tỷ đồng
Thống kê từ công ty chứng khoán VNDirect cho thấy, trong quý IV/2023 có 166 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước thành công với tổng giá trị phát hành đạt khoảng 146.277 tỷ đồng (tăng 22,3% so với quý III/2023 và cao gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ. Trong đó, có 159 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành đạt 131.970 tỷ đồng, chiếm 90,2% tổng giá trị phát hành.
Lũy kế cả năm 2023 tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 335.721 tỷ đồng (tăng 25,6% so với cùng kỳ). Trong đó tổng giá trị các đợt phát hành riêng lẻ đạt khoảng 300.610 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ).
Ngoài ra, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tiếp tục có sự phục hồi trong quý IV/2023, khi tăng 22% so với quý III/2023 và cao gấp hơn 17 lần so với cùng kỳ.
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ nhóm ngân hàng phát hành trong quý IV/2023 đạt khoảng 92.203 tỷ đồng, chiếm gần 69,9% tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong quý IV/2023.
Nhiều tín hiệu tích cực từ xuất khẩu tôm
Năm 2024, dự kiến có nhiều triển vọng tươi sáng hơn cho xuất khẩu tôm. Giới chuyên gia nhận định: Thứ nhất, do Ecuador đang bạo loạn bất ổn khiến cho sản xuất bị đình trệ và việc xuất khẩu khó hơn. Thứ hai, căng thẳng tại Biển Đỏ khiến cho vận chuyển đường biển ách tắc. Đó là trở ngại của Ecuador sang thị trường Trung Quốc. Do vậy, năm 2024, tại thị trường Trung Quốc, chắc chắn thị phần sẽ giành cho Việt Nam.
Tương tự Trung Quốc, xuất khẩu tôm cũng dự kiến thuận lợi tại Mỹ, Nhật Bản. Thị trường Mỹ được dự báo tăng nhẹ khi nhu cầu ăn uống cải thiện, lạm phát hạ nhiệt và doanh số bán lẻ tại nước này phục hồi.
Thanh Tâm
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|