Dệt may Hoà Thọ (HTG) làm ăn thế nào trước ngày chuyển sàn HOSE?

(Banker.vn) Giữa lúc toàn ngành dệt may đang gặp khó khăn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ (HTG) cũng không ngoại lệ, khi chứng kiến doanh thu và lợi nhuận đồng loạt giảm sâu trong năm 2023.
Dệt may Hoà Thọ (HTG) làm ăn thế nào trước ngày chuyển sàn HOSE?
Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ được chấp thuận niêm yết trên sàn HOSE với hơn 36 triệu cổ phiếu HTG

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa có quyết định số 55/ QĐ-SGDHCM về cổ phiếu HTG của Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG) được chấp thuận niêm yết với hơn 36 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị cổ phiếu niêm yết hơn 360 tỷ đồng.

Dệt may Hoà Thọ (HTG) làm ăn thế nào trước ngày chuyển sàn HOSE?

Trước thông tin cổ phiếu sắp chuyển sàn, thị giá cổ phiếu HTG tăng mạnh trong ngày 14/9, tăng 6,9% từ 29.100 đồng lên 31.100 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa thị trường đạt 1.084 tỷ đồng.

Dệt may Hoà Thọ (HTG) làm ăn thế nào trước ngày chuyển sàn HOSE?
Giá cổ phiếu tăng vọt trong ngày 14/9.

Liên quan đến cổ phiếu HTG, mới đây Dệt may Hòa Thọ đã phát hành thêm gần 6 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá 10.000 đồng, giá trị phát hành mệnh giá gần 60 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ tại công ty này lên gần 360 tỷ đồng.

Mục đích phát hành nhằm trả cổ tức 2022, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có 1 quyền nhận cổ phiếu, cứ 5 quyền sẽ được thêm 1 cổ phiếu mới phát hành thêm. Số lượng cổ phiếu phát hành thêm của mỗi cổ đông sẽ được làm tròn đến hàng đơn vị theo nguyên tắc làm tròn xuống. Số cổ phiếu lẻ sẽ hủy bỏ, không phát hành.

Về tình hình kinh doanh, Dệt may Hòa Thọ ghi nhận, 8 tháng đầu năm 2023 doanh thu hợp nhất tại doanh nghiệp này đạt 3.231 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 72% kế hoạch năm 2023.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 80 triệu USD, bằng 90% so với cùng kỳ 2022 và bằng 80% kế hoạch 2023, trong đó xuất sang thị trường Mỹ 46%, châu Âu 14%, châu Á 28% và các thị trường khác là 12%.

Thu nhập bình quân của người lao động là 8,86 triệu/người/tháng, bằng 90% so với cùng kỳ của năm 2022.

Về lợi nhuận, sau 8 tháng, doanh nghiệp này ước đạt 155 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 82% so với kế hoạch năm 2023.

Ở một diễn biến khác, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) vừa có buổi làm việc với Công ty CP Dệt may Hòa Thọ về hoạt động kinh doanh năm nay và kế hoạch kinh doanh của năm 2024.

Trong thời gian sắp tới nhu cầu thị trường thấp, Dệt may Hòa Thọ sẽ không mở rộng đầu tư sản xuất mà chỉ tập trung hoàn thiện các dự án đang triển khai, bao gồm nhà máy may Triệu Phong giai đoạn 3; cải tạo nhà xưởng may Quảng Ngãi; đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất; tiếp tục thực hiện chuyển đổi số và triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu và Phát triển của ngành May.

Trong công bố mới đây, "ông lớn" Vinatex cho biết ngành dệt may Việt Nam đã qua “đáy xấu nhất”, tuy nhiên tình trạng nhu cầu thấp đối với sản phẩm ngành dệt may vẫn tiếp diễn. Dự kiến sẽ còn kéo dài sang năm 2024 trong bối cảnh các yếu tố tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu được dự báo còn duy trì ở mức thấp cho đến năm 2024.

Cụ thể, tăng trưởng GDP của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc trong năm 2024 được dự báo sẽ thấp hơn năm 2023. Nền kinh tế Trung Quốc có thể không đạt mục tiêu và kỳ vọng, đối mặt rủi ro giảm phát.

Lãi suất tại châu Âu được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2024 để tiếp tục đưa lạm phát tại đây về mức mục tiêu 2%, rủi ro bất ổn nguồn cung năng lượng vẫn hiện hữu kèm áp lực tăng lương khiến nỗ lực giảm lạm phát tại đây kéo dài. Dự báo quý I/2024 sẽ tiếp tục khó khăn, thậm chí khó hơn quý IV/2023.

Theo đánh giá gần đây của SSI Research, dự báo giá bán của hàng may mặc xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong nửa cuối năm 2023, thấp hơn khoảng 20% so với mức bình quân trong nửa đầu năm 2022, và chỉ cải thiện nhẹ đối với đơn hàng FOB.

Do đó, biên lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may sẽ tiếp tục bị thu hẹp mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào đang dần cải thiện; biên lợi nhuận gộp sẽ khó quay trở lại mức đỉnh trong năm 2019.

Trong nửa cuối năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước kỳ vọng các đơn đặt hàng trong quý III/2023 sẽ vẫn tương đương mức quý 2/2023 và sau đợt giảm giá mạnh trong các kỳ nghỉ lễ của quý IV/2023, triển vọng doanh thu sẽ được cải thiện.

Vi phạm trong kinh doanh, Dệt may Hòa Thọ (HTG) tiếp tục bị Hải quan Đà Nẵng xử phạt

Thời gian qua, Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG) liên tục bị Hải quan Đà Nẵng xử phạt hành chính vì ...

Dệt may Hòa Thọ nói gì về chỉ tiêu kinh doanh ‘thụt lùi’ trong năm 2023?

Năm 2023, Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG) đặt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều thụt lùi so với ...

Phục hồi tăng trưởng ngành dệt may

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 7 tháng qua đạt khoảng 22,7 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán