Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Uy tín và tài sản đảm bảo bị “phớt lờ”

(Banker.vn) Trước khi sự kiện Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát diễn ra, nhà đầu tư trong nước tỏ ra ít quan tâm tới những yếu tố như uy tín của tổ chức phát hành hay tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mà họ đầu tư. Họ đặt niềm tin vào nhân viên tư vấn và nhà phân phối và phần lớn chỉ quan tâm tới yếu tố lãi suất. Theo các chuyên gia, khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thì nhà đầu tư nên dành thời gian để tìm hiểu về doanh nghiệp phát hành trái phiếu và tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu (nếu có).

Theo dữ liệu thống kê của FiinGroup, tính tới ngày 30/9/2022, số dư trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ còn ở mức hơn 1,3 triệu tỷ đồng, giảm 200 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2021. Cũng theo thống kê của công ty này, trong số hơn 1,3 triệu tỷ đồng nói trên thì có hơn 400 ngàn tỷ đồng trái phiếu do các ngân hàng phát hành, phần còn lại là trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng. Thực tế ở Việt Nam, trái phiếu do ngân hàng phát hành về cơ bản có mức độ rủi ro rất thấp.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Uy tín và tài sản đảm bảo bị “phớt lờ”

Còn lại với khối doanh nghiệp phi ngân hàng thì trong số 920 ngàn tỷ, dư nợ trái phiếu bất động sản hiện có số lưu hành là 455 ngàn tỷ. Theo nhận định của FiinGroup, con số này là lớn nhưng cũng chỉ chiếm 4% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nhìn sang Trung Quốc, dự nợ trái phiếu doanh nghiệp lên tới 8 ngàn tỷ USD, chiếm 44% GDP và họ vẫn xử lý được sau thời gian bất ổn hai năm qua. Tỷ lệ này ở Việt Nam vào cuối năm 2021 mới chỉ đạt mức 15% GDP.

Về mặt vĩ mô, cần phải khẳng định lại rằng trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp giảm sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào tín dụng ngân hàng, qua đó giúp chia sẻ gánh nặng cung cấp vốn cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của kênh huy động vốn này là chủ trương nhất quán Chính phủ. Những hành động vừa qua của các cơ quan quản lý liên quan tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp, như siết chặt qui định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nâng cao tính minh bạch của thị trường v.v…được các chuyên gia đánh giá là những biện pháp cần thiết giúp thị trường phát triển bền vững trong tương lai.

Với các nhà đầu tư trái phiếu, thực tế vài năm qua đã cho thấy đây là kênh đầu tư hấp dẫn và hiệu quả hơn so với kênh gửi tiết kiệm ngân hàng. Mức chênh lệch về lợi tức lên tới 3-4 điểm phần trăm giữa hai kênh này là lý do thúc đẩy quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp lên tới 1,5 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2021 như đã nói ở trên.

Trước khi sự kiện Tân Hoàng MinhVạn Thịnh Phát diễn ra, nhà đầu tư trong nước tỏ ra ít quan tâm tới những yếu tố như uy tín của tổ chức phát hành hay tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mà họ đầu tư. Họ đặt niềm tin vào nhân viên tư vấn và nhà phân phối và phần lớn chỉ quan tâm tới yếu tố lãi suất.

Theo các chuyên gia, khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thì nhà đầu tư nên dành thời gian để tìm hiểu về doanh nghiệp phát hành trái phiếu và tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu (nếu có).

Trên thị trường hiện nay có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp, đó là trái phiếu có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo. Theo các chuyên gia tài chính, khi đầu tư vào trái phiếu không có tài sản đảm bảo (tín chấp) thì cần chọn các doanh nghiệp lớn, có uy tín cao trên thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới mục đích sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành.

Với các trái phiếu có tài sản đảm bảo, sẽ là tốt nhất nếu nhà đầu tư đầu tư tìm và chọn được các trái phiếu được đảm bảo bởi tài sản có tính thanh khoản cao như giấy tờ có giá, chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, hay rổ cổ phiếu của các doanh nghiệp có uy tín.

Liên quan tới tài sản đảm bảo bằng rổ cổ phiếu, theo các chuyên gia tư vấn tài chính, nhà đầu tư nên lưu ý lựa chọn cổ phiếu của các công ty có uy tín trên thị trường, thanh khoản cao và tỷ lệ cho vay ký quỹ thấp. Nếu cổ phiếu có thanh khoản thấp thì khi doanh nghiệp phát hành không trả được nợ, sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý tài sản đảm bảo loại này.

Với những trái phiếu được đảm bảo bởi bất động sản, máy móc thiết bị v.v…thì thực tế tại các ngân hàng thương mại nhiều năm trở lại đây cho thấy, việc bán các tài sản đảm bảo loại này để thu hồi nợ khi khách hàng không trả được nợ là không hề dễ dàng và mất rất nhiều thời gian, công sức.

Tóm lại, khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thì trái chủ/nhà đầu tư cần phải dành thời gian tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp phát hành và những yếu tố có liên quan tới trái phiếu để giảm thiểu những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong quá trình đầu tư.

Đặc biệt, trước một vài biến cố xảy ra trên thị trường hiện nay, theo các chuyên gia tư vấn tài chính, nhà đầu tư cần phải hết sức tỉnh táo và bình tĩnh, tránh gây những tác động dây chuyền làm cho tất cả các bên đều mất mát thay vì “win-win” cho tất cả các bên.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup, nhận xét: “Thực tế trên thị trường cũng có nhiều trái phiếu có chất lượng tốt và rủi ro thấp nên vì lý do "trào lưu" mà nhà đầu tư xếp hàng thực hiện "bond-run" thì dù có doanh nghiệp tốt và trái phiếu tốt thì tự dưng cũng thành "xấu", hoặc vỡ nợ vì bị rút trước hạn chứ không phải vì kinh doanh của họ kém hoặc dòng tiền yếu”.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới

Theo Công ty chứng khoán VNDirect – VND, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 3/2022 đạt mức 60.635 tỷ đồng, giảm mạnh 50,5% so với quý trước và giảm tới 70,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ phát hành thành công đạt 98,9%. Trong đó, tỷ lệ trái phiếu phát hành riêng lẻ và công chúng lần lượt là 97,4% và 2,6%.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Uy tín và tài sản đảm bảo bị “phớt lờ”

Trong quý 3, có 42 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 59.032 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, giảm mạnh 51,7% so với quý trước, và giảm 71,1% svck. Các doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong quý đều là các ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (6.867 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông (6.600 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (4.210 tỷ đồng). Trong khi đó, 1.603 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ra công chúng, tăng 434,4% so với quý trước cũng như so với mức nền thấp năm ngoái, chủ yếu cũng tập trung ở nhóm các ngân hàng TMCP.

Nhóm tài chính – ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 82,5% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ, tương đương 48.683 tỷ đồng; theo sau là nhóm Bất động sản với tỷ trọng 13,7%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh 44% so với cùng ky xuống còn 248.603 tỷ đồng; trong đó là 240.804 tỷ đồng phát hành riêng lẻ (giảm 42%) và 7.799 tỷ đồng phát hành ra công chúng (giảm 67%).

VND cho biết, ngay từ thời điểm tháng 3/2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã dần chậm lại nhằm chờ đợi Nghị định sửa đổi 153/NĐ-CP/2020, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng như nâng cao chất lượng của thị trường vốn.

Trong bối cảnh đó, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2022 giảm mạnh 43,5% so với cùng kỳ xuống còn 248.603 tỷ đồng; trong đó là 240.804 tỷ đồng phát hành riêng lẻ (-42,2% so với cùng kỳ) và 7.799 tỷ đồng phát hành ra công chúng (-66,8% so với cùng kỳ).

Trong 3 quý đầu năm, top 5 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất gồm có 3 ngân hàng và 2 tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 19.872 tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup và các công ty con (16.569 tỷ đồng); Tập đoàn Địa ốc NOVA và các công ty con (15.157 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông (12.300 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Á Châu (10.450 tỷ đồng).

Triển vọng nào cho trái phiếu doanh nghiệp trong quý 4/2022?

Nhìn sang quý cuối cùng của năm 2022, VND cho rằng, áp lực trái phiếu đáo hạn sẽ gia tăng từ quý này khi tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý 4 năm nay đạt mức 58.840 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó trong 9 tháng đầu năm, ước tính có khoảng 142.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại.

Trong quý 4, bất động sản tiếp tục là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 34% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riếng lẻ trong quý, tương đương 20.071 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ. Những cái tên có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý 4 bao gồm: Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (3.000 tỷ đồng), Công ty CP Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng),...

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Uy tín và tài sản đảm bảo bị “phớt lờ”

Tài chính – ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 33% tổng giá trị đáo hạn, tương đương 19.365 tỷ đồng, tăng 130%. Có thể kể tới như Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (4.500 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (3.000 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (1.950 tỷ đồng). Ngoài ra, các ngành khác chiếm 33% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý 4, đạt 19.404 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ, tiêu biểu như Công ty CP TNHH Sản xuất và Kinh Doanh Vinfast (9.010 tỷ đồng), Công ty CP Wealth Power (2.880 tỷ đồng) và Công ty CP Tập đoàn Sovico (2.100 tỷ đồng).

VND cho rằng, sự kiện điều tra lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt gần đây do những sai phạm trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp thể hiện những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc làm trong sạch thị trường vốn. Bên cạnh đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung sửa đổi cho Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ đã chính thức được ban hành trong tháng 9 vừa qua cũng là là một điểm tích cực đối thị trường vốn trong dài hạn.

Theo VND, Nghị định 65 tuy mang định hướng thắt chặt hơn so với nghị định cũ nhưng cũng đã nới lỏng hơn ở một số quy định so với những dự thảo được lấy ý kiến trước đó. Tuy nhiên, các thành viên thị trường (doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp tư vấn và nhà đầu tư) vẫn cần thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với những quy định mới. Vì vậy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tiếp tục trầm lắng trong một vài quý tới.

Về phía cung, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể phục hồi trở lại từ nửa cuối năm 2023. Nghị định 65 mới cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu với mục đích cơ cấu nợ. VND đánh giá đây là một trong những điểm trọng yếu theo hướng nới lỏng hơn, giúp các doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ (theo đúng quy định) vẫn có thể tiếp cận được với kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Về phía cầu, số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ điều kiện với Nghị định 65 sửa đổi sẽ sụt giảm trong ngắn hạn.

Về thị trường trái phiếu Chính phủ, tỷ lệ trúng thầu trong quý 3 tăng lên mức 39% (so với tỷ lệ là 29% của quý 2); tổng giá trị phát hành thành công trong quý đạt 46.195 tỷ đồng. Tổng cộng 9 tháng đầu năm, thị trường sơ cấp đã huy động được 111.722 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ từ Kho bạc Nhà nước. Tổng giá trị phát hành trong 9 tháng đầu năm chỉ mới hoàn thành 28% kế hoạch đấu thầu năm, đang ở mức rất thấp so với mục tiêu đề ra.

Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp quý 3 đạt 408.810 tỷ đồng, tương ứng giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên 6.441 tỷ đồng, giảm gần 25% so với quý trước đó. Giao dịch mua bán thông thường (outright) chiếm tỷ lệ 47% trong tổng giá trị giao dịch, còn lại 53% là giao dịch repo.

Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị 1.971 tỷ đồng trong quý 3/22, đưa tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên mức 4.139 tỷ đồng. Đồng thời, lợi suất trái phiếu đang tăng mạnh ở tất cả các kì hạn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Bất động sản: Trái phiếu đến hạn nhưng sản phẩm không bán được

Trong nửa cuối năm 2022, một số doanh nghiệp tìm đến phương án chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu nhưng trong tình hình thị ...

Tìm hiểu khái niệm về mệnh giá, ý nghĩa của mệnh giá

Khi nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán, chắc hẳn cũng đã nghe qua thuật ngữ về mệnh giá, nhưng để hiểu rõ ...

Phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu, chủ dự án Charm City ngập trong nợ nần

Kết thúc năm 2021, sau 6 tháng hoàn tất chào bán 2.000 tỷ đồng trái phiếu, Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam phải chi ...

Khánh Vân (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục