Theo Bloomberg, xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã có mức tăng đạt kỷ lục 5 lần kể từ năm 2022. Cũng theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), xuất khẩu dầu của Mỹ sang châu Âu và châu Á đã có sự tăng trưởng mạnh, đạt lần lượt là 1,8 và 1,7 triệu thùng dầu vào năm ngoái. So với năm 2018, xuất khẩu dầu sang châu Âu đã tăng gấp 3 lần và sang châu Á tăng xấp xỉ 2 lần.
Tàu trở dầu tại Mỹ. Ảnh: David Paul Morris, Bloomberg |
Sự tăng trưởng này diễn ra trong bối cảnh Nga, nhà xuất khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới, đang phải hứng chịu những lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây. Trong khi đó, sự gián đoạn trong dòng năng lượng sau xung đột Nga - Ukraine đã tạo ra lực hút mới cho ngành xuất khẩu dầu thô của Mỹ, vốn được đánh giá là khá linh hoạt.
Thông báo hạn chế nguồn cung mới đây của OPEC+ cũng đã giúp các nhà sản xuất Mỹ có được chỗ đứng lớn hơn ở thị trường nước ngoài. Giá dầu thực tế đang phản ánh điều đó, với giá dầu WTI tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 10.
Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba trên toàn cầu là thị trường mới nhất chứng kiến dòng dầu của Mỹ tràn vào. Theo dữ liệu từ công ty theo dõi dầu thô Kpler, các chuyến hàng chở dầu của Mỹ đến Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trong tháng tới, lên mức cao nhất trong gần một năm.
Mặt khác, nhập khẩu dầu của Nga tại Ấn Độ đã giảm khoảng 800.000 thùng/ngày kể từ năm ngoái, theo công cụ theo dõi dầu của Bloomberg. Nhập khẩu dầu thô từ Venezuela cũng đang đình trệ và đang ở mức thấp nhất trong năm nay, trong bối cảnh lệnh miễn trừ trừng phạt của Mỹ hết hạn vào giữa tháng tới.
Tại châu Âu, nơi nhiều nước áp đặt lệnh cấm vận với Nga kể từ khi xung đột tại Ukraine bắt đầu, xuất khẩu của Mỹ đã đạt mức kỷ lục 2,2 triệu thùng/ngày trong tháng 3 năm nay, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Cũng theo Bloomberg, nhập khẩu dầu Mỹ vào Pháp đã tăng gần 40% từ năm 2021 đến năm 2023, trong khi nhập khẩu vào Tây Ban Nha tăng 134%. Nhập khẩu dầu Mỹ vào Hà Lan cũng đã tăng kể từ năm ngoái.
Tuy nguồn cung của Mỹ không thể thay thế hoàn toàn dầu của Nga, do có sự chênh lệch về chất lượng dầu và thời gian vận chuyển, ông Matt Smith, một nhà phân tích dầu mỏ tại Kpler rất tự tin về triển vọng dầu Mỹ trong tương lai. Chia sẻ với tờ Bloomberg, ông bình luận: “Nếu sản lượng dầu tiếp tục tăng cao, mỗi thùng dầu được sản xuất tại Mỹ sẽ là một thùng dầu được đem đi xuất khẩu”.
Diễn biến giá dầu thế giới và trong nước ngày 1/4/2024: Giá dầu thế giới hôm nay giảm nhẹ. Ghi nhận trên Oilprice lúc 16h40 ngày 1/4/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 83,03 USD/thùng, giảm 0,17% so với buổi sáng. Tương tự, giá dầu Brent ghi nhận vào lúc 16h40 đang ở mốc 86,81 USD/thùng, giảm 0,22% so với buổi sáng. Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 1/4/2024 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 28/3/2023 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương. Cụ thể, sau khi điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 ở mốc 23.625 đồng/lít; xăng RON 95 là 24.816 đồng/lít. Giá dầu diesel ở mốc 20.693 đồng/lít; dầu hỏa đang là 20.879 đồng/lít. Sau phiên điều chỉnh gần nhất, dầu mazut tăng lên mốc 17.145 đồng/kg. |
Phú Quý
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|