Cuộc đua song mã của 2 ông lớn ngành nhựa NTP và BMP

(Banker.vn) Bất chấp thị trường chứng khoán liên tục điều chỉnh cùng tâm lý chung của nhà đầu tư còn chịu nhiều bất ổn, cổ phiếu 2 ông lớn ngành nhựa là NTP và BMP vẫn thi nhau bứt tốc.

Thị trường chứng khoán giai đoạn nhạy cảm như hiện nay, việc lựa chọn đúng những cổ phiếu có đà tăng dài hạn thực tế đang không hề dễ dàng. Thống kê tới hết phiên giao dịch ngày 12/9, tỷ lệ các cổ phiếu còn giữ được xu hướng tăng dài hạn (vượt trên MA200) trên cả 3 sàn đã thu hẹp xuống dưới 50%.

Tuy nhiên, ở nhóm cổ phiếu nhựa, cả 2 ông lớn là BMP và NTP lại cùng ghi dấu ấn với việc thị giá liên tục hướng tới lập các kỷ lục giá mới. Cụ thể, ngay trong phiên 12/9, NTP đã đạt được mức giá cao nhất từ trước đến nay (73.700 đồng/cổ phiếu) trước khi đóng cửa phiên điều chỉnh nhẹ xuống còn 71.700 đồng/cổ phiếu.

Còn với cổ phiếu BMP, dù cũng gặp áp lực chốt lời trong phiên 12/9 nhưng mã này hiện cũng chỉ còn cách mức giá kỷ lục chưa tới 9%. Được biết, giá cao nhất thời đại của BMP đã được thiết lập tại 119.550 đồng/cổ phiếu vào phiên 15/04.

Hiện BMP đang có liên tiếp 4 năm tăng giá trong đó thành tích của năm 2023 lên tới gần 100%. Còn cổ phiếu NTP đang có những vận động tăng đuổi theo BMP với năm tăng giá thứ 2 liên tiếp. Sau khi đã tăng trưởng 30% trong năm 2023, NTP đang tăng hơn 100% so với đầu năm 2024.

Cuộc đua song mã của 2 ông lớn ngành nhựa NTP và BMP
BMP và NTP cùng ghi dấu ấn với việc thị giá liên tục hướng tới lập các kỷ lục giá mới

Bên cạnh diễn biến tích cực của cổ phiếu, kết quả kinh doanh 2 ông lớn ngành nhựa này cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực.

Nhựa Tiền Phong sáng cửa hoàng thành mục tiêu

Trong nửa đầu năm 2024, Nhựa Tiền Phong đã ghi nhận doanh thu 2.629 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 415 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với nửa đầu năm 2023. Đây là kết quả rất khả quan, đặc biệt trong bối cảnh công ty đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường kinh doanh và thị trường biến động.

Mục tiêu doanh thu năm 2024 của Nhựa Tiền Phong được đặt ra là 5.400 tỷ đồng, với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 555 tỷ đồng. Với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 75% kế hoạch lợi nhuận, cho thấy khả năng hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2024 là rất cao.

Tại thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của NTP đạt 5.596 tỷ đồng, trong đó, tiền, các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh đạt gần 2.125 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu kỳ. Cùng với đó, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm chỉ còn 531 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2024 là 869 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tại ngày 30/6/2024, dư nợ vay ngắn hạn đạt hơn giảm mạnh 44%, chỉ còn 947,4 tỷ đồng. Theo đó, chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2024 giảm 58%, chỉ còn hơn 23 tỷ đồng.

Cuộc đua song mã của 2 ông lớn ngành nhựa NTP và BMP

Nhựa Bình Minh hồi phục sau 3 quý tụt dốc

Về phía Nhựa Bình Minh, quý 2/2024, doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu đạt 1.153 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận cải thiện nhẹ từ mức 42,8% lên 43,8%. Doanh thu tài chính cũng sụt giảm một nửa so với cùng kỳ, về mức 17 tỷ đồng.

Các loại chi phí đều được tiết giảm hơn so với cùng kỳ, trong đó chi phí bán hàng giảm mạnh 32% về mức 117 tỷ đồng.

Kết quả, công ty lãi sau thuế hơn 280 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 2/2023. So với ba quý liền trước, con số này đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Nhựa Bình Minh mang về 2.156 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế 470 tỷ đồng, giảm 18%.

Năm 2024, doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 5.540 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.030 tỷ đồng, gần như đi ngang so với thực hiện năm ngoái. Như vậy sau nửa năm, công ty đã thực hiện được 39% mục tiêu doanh thu và 46% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm cuối quý 2/2024, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh ở mức gần 3.100 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn vẫn là tiền gửi ngân hàng với 1.300 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền giảm một nửa sau 6 tháng, còn hơn 450 tỷ đồng.

Chứng khoán Nhất Việt trước sự thay đổi lớn: Đầu tư Tài chính Hòa An muốn mua hơn 20 triệu cổ phiếu

Đầu tư Tài chính Hòa An đăng ký mua 20,5 triệu cổ phiếu VFS, dự chi 267 tỷ đồng. Nếu thành công, Hòa An sẽ ...

Thanh khoản dù yếu, chứng khoán vẫn sẽ tăng sau siêu bão Yagi?

Trong một ngày mà thị trường chứng khoán lấy lại sắc xanh, thanh khoản lại tiếp tục gây thất vọng khi rơi xuống mức thấp ...

3 cổ phiếu "hot" vừa lọt tầm ngắm của Chứng khoán SSI, tâm điểm MWG

Trong báo cáo chiến lược mới đây, Chứng khoán SSI khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ danh mục cân bằng, chọn cổ phiếu thuộc ...

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán