Công ty của ông Lã Giang Trung chi hơn hàng chục tỷ đồng đầu tư vào ba công ty nông nghiệp

(Banker.vn) Mới đây, HĐQT Công ty CP Hestia (UPCoM: HSA) vừa công bố nghị quyết chi tổng cộng 46,42 tỷ đồng để đầu tư vào ba công ty nông nghiệp. Nguồn vốn được lấy từ vốn chủ sở hữu và các nguồn hợp pháp khác của Công ty.

Theo đó, Công ty sẽ đầu tư 15,12 tỷ đồng vào Công ty CP Nông Nghiệp Công nghệ cao Hậu Giang, tương ứng 760.000 cp, chiếm 20,07% vốn điều lệ. Được biết, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Hậu Giang thành lập vào tháng 07/2020, hoạt động chính trong lĩnh vực nhân và chăm sóc cây giống hàng năm. Địa chỉ trụ sở chính tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Phan Quốc Thứ.

Công ty có vốn điều lệ ban đầu gần 18,8 tỷ đồng, với ba cổ đông sáng lập là ông Bùi Đông Thiên sở hữu 50,9%, ông Phan Quốc Thứ sở hữu 44,1% và ông Lê Công Thịnh sở hữu 5%.

Công ty của ông Lã Giang Trung chi hơn hàng chục tỷ đồng đầu tư vào ba công ty nông nghiệp
Công ty CP Hestia (UPCoM: HSA) vừa công bố nghị quyết chi tổng cộng 46,42 tỷ đồng để đầu tư vào ba công ty nông nghiệp.

Thông tin cập nhật gần nhất vào ngày 20/07/2023, vốn điều lệ công ty tăng lên 37,9 tỷ đồng, trong đó Công ty CP Phát triển cao Hùng Hậu (hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý) sở hữu 41,5%, ông Phan Quốc Thứ 44,1%, ông Trần Văn Phúc (đại diện cổ đông khác) sở hữu 9,4% và ông Lê Đào Minh Tâm 5%.

Trong đó, ông Trần Đức Định - Thành viên HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Hậu Giang từ tháng 7/2020 đến nay, vừa qua trúng cử vị trí Thành viên HĐQT Hestia nhiệm kỳ 2020 – 2025 sau kết quả bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 của Hestia vào ngày 20/11/2023.

Tiếp theo, Hestia đầu tư 11,5 tỷ đồng vào Công ty TNHH Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Triều Phát, chiếm 71,875% vốn điều lệ.

Công ty TNHH Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Triều Phát thành lập tháng 05/2020, hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn. Trụ sở chính đặt tại xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Vốn điều lệ ban đầu 16 tỷ đồng với 4 cá nhân cùng góp 25%, gồm bà Võ Kim Oanh (Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật), ông Trần Quốc Nhiêu (Giám đốc kiêm đại diện pháp luật), bà Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc và bà Huỳnh Thị Ánh Tuyết.

Lần cập nhật gần nhất ngày 02/10/2023, cơ cấu cổ đông có sự thay đổi khi ông Nguyễn Thanh Triều nhận chuyển nhượng phần vốn góp của bà Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc. Ngoài ra, ông Trần Quốc Nhiêu cũng đảm nhiệm một loạt vị trí quan trọng bao gồm Chủ tịch HĐTV, Giám đốc và đại diện pháp luật.

Cuối cùng, Hestia đầu tư góp vốn thành lập Công ty CP Giống Đồng bằng Sông Cửu Long có vốn điều lệ dự kiến 20 tỷ đồng, trong đó HSA góp 19,8 tỷ đồng, chiếm 99%.

Được biết, Công ty CP Giống Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ kinh doanh trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất kinh doanh các loại giống, với các hoạt động chính là nghiên cứu và sản xuất các loại lúa giống, giống cây trồng và giống thủy sản.

Về tình hình kinh doanh, mới đây, Công ty CP Hestia vừa công bố BCTC 2022 sau kiểm toán. Hestia là công ty gắn liền với tên tuổi ông Lã Giang Trung - một nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường tài chính. Ông Lã Giang Trung được nhà đầu tư biết đến nhiều bởi những dự đoán “ngược song lại đúng".

Tại Hestia, ông Lã Giang Trung là cổ đông lớn nhất sở hữu 4,8 triệu cổ phiếu, tương ứng với gần 61% vốn. Ông Trung đảm nhiệm Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hestia.

Năm 2022, doanh thu tài chính của Công ty đạt 3,8 tỷ đồng, giảm 91% so với năm 2021. Được biết, doanh thu tài chính chủ yếu đến từ lãi kinh doanh chứng khoán (chiếm 2,7 tỷ); lãi phái sinh 890 triệu đồng và lãi tiền gửi, tiền cho vay 284 triệu đồng. Theo Hestia, doanh thu tài chính sụt giảm mạnh chủ yếu do khoản lãi kinh doanh chứng khoán giảm sâu 93% so với năm 2021.

Chi phí tài chính giảm 71% về 2 tỷ đồng, trong đó lỗ kinh doanh chứng khoán chiếm 1,1 tỷ đồng, lãi tiền vay 714 triệu đồng, lỗ phái sinh 479 triệu đồng.

Kết quả, Hestia báo lãi sau thuế 723 triệu đồng, giảm 98% so với mức 30 tỷ đồng của năm 2021. Đây là khoản lãi thấp nhất của Hestia kể từ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối 2022 là 27 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần ghi nhận 180,6 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2022 tổng tài sản của Hestia đạt 288 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu kỳ. Tài sản ngắn hạn chiếm 91 tỷ đồng, chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn 87 tỷ đồng, trong khi lượng tiền mặt chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng. Tài sản dài hạn gần như toàn bộ là khoản phải thu với 197 tỷ đồng.

Liên quan đến vần đề cổ phiếu, Hestia đã công bố tài liệu tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường vào 21/11. Đại hội dự kiến thông qua phương án phát hành hơn 18 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ phát hành dự kiến gần 229,4% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tương ứng hưởng 1 quyền nhận cổ phiếu, 1.000.000 quyền sẽ nhận 2.293.995 cổ phiếu mới). Nguồn vốn thực hiện từ nguồn thặng dư vốn cổ phần luỹ kế đến 31/12/2022.

Sau phát hành, vốn điều lệ Hestia sẽ tăng gấp 3,3 lần từ 78,7 tỷ đồng lên 259,3 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Quyết tâm “sạch nợ” trái phiếu, CC1 chi 1.800 tỷ đồng mua lại trước hạn

CC1 đã tất toán trước hạn 2 lô trái phiếu có mã CC1H2124001 và CC1H2124002 với tổng giá trị phát hành là 1.800 tỷ đồng.

Cựu công ty thành viên Bamboo Capital mua lại 750 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Ngày 26/12/2023, Helios đã mua lại toàn bộ 300 tỷ đồng và 450 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của 2 mã HISCH2124002 và ...

Khách sạn Đông Á (DAH) hủy kế hoạch trích 80 tỷ đồng mua cổ phần Green Island

Theo Khách sạn Đông Á, việc thay đổi này là do không còn đúng với thực tế kinh doanh của công ty.

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán