Đó là khẳng định của bà Phạm Thanh Hương, Phó Chủ tịch Công đoàn Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tại Đại hội Công đoàn Bộ Công Thương lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra ngày 21/7.
Bà Hương cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ban, ngành trong việc phát triển thương mại điện tử, phát triển kinh tế số ngành Công Thương, ngày 14/3/2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về một số công tác trọng tâm thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng nhấn mạnh thương mại điện tử, kinh tế số là lĩnh vực mới, song đây cũng là lĩnh vực phát triển rất nhanh tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong 5 quốc gia đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn trong việc quản lý cũng như để phát triển hiệu quả lĩnh vực này trong thời gian tới.
“Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế số ngành Công Thương, quán triệt chỉ đạo của Bộ trưởng tại buổi làm việc trên, Công đoàn Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế số ngành Công Thương” - bà Hương khẳng định.
Bà Phạm Thanh Hương, Phó Chủ tịch Công đoàn Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát biểu tại Đại hội Công đoàn Bộ Công Thương lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028 |
Phó Chủ tịch Công đoàn Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cho biết, Công đoàn Cục đã xác định phát triển kinh tế số ngành Công Thương với các mục tiêu:
Tạo hiệu quả đột phá trong hoạt động ứng dụng công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh, phân phối trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ngành Công Thương; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, mô hình, phương thức kinh doanh mới; đổi mới mô hình tăng trưởng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn ngành;
Bên cạnh đó, thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển thương mại điện tử và kinh tế số giữa các thành phố lớn và địa phương; thúc đẩy thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương phát triển bền vững, tăng tính kết nối, liên kết vùng.
Để hiện các mục tiêu, trên cơ sở thực tế triển khai và bằng những kinh nghiệm đã có, hơn hết là nâng cao vai trò và hoạt động của Công đoàn trong việc phát triển kinh tế số ngành Công Thương, Công đoàn Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề xuất kiến nghị:
Thứ nhất, tổ chức Công đoàn cần đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, năng lực, kiến thức pháp luật cho các cán bộ, đoàn viên, đặc biệt là cán bộ tham gia công tác phát triển kinh tế số ngành Công Thương. Từ đó, góp phần chuyển đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo hướng phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, điều hành, tác nghiệp và giao dịch sang môi trường số.
Bà Hương nêu đều xuất cụ thể: Tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật và các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về bản chất, xu hướng và lợi ích của việc ứng dụng, khai thác công nghệ số, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số;
Công đoàn chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để phát triển hạ tầng số, doanh nghiệp số |
Bên cạnh đó, tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ khai thác, sử dụng các nền tảng số, hệ thống và hệ sinh thái chuyển đổi số ngành Công Thương phục vụ sản xuất, kinh doanh, phân phối;
Ngoài ra, cần tổ chức khen thưởng, vinh danh các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh tiên phong về chuyển đổi số, các chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp, sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số tích cực hỗ trợ quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số ngành Công Thương.
Thứ hai, Công đoàn thay mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, môi trường pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số ngành Công Thương. Cụ thể, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về quản lý hoạt động thương mại điện tử, các hoạt động thương mại trong kinh tế số;
Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền; hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường kinh tế số; Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; Xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường số;
Ngoài ra, nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ngành Công Thương thực hiện chuyển đổi số trong quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối tương ứng với mức độ chuyển đổi số, trưởng thành số; Nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát (sand box) đối với các dịch vụ số mới, mô hình, phương thức kinh doanh kinh tế số mới chưa được pháp luật quy định rõ ràng.
Thứ ba, Công đoàn chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để phát triển hạ tầng số, doanh nghiệp số. Cụ thể: Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị phần cứng, phần mềm nhằm triển khai chuyển đổi số và phát triển kinh tế số ngành Công Thương;
Đồng thời, khuyến khích mở rộng kết nối Internet tốc độ cao tới tất cả các hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhất là các hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhằm tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet phục vụ sản xuất, kinh doanh, phân phối trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại; Tổ chức triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp và dịch vụ logistics Việt Nam;
Bên cạnh đó cần phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung cho toàn ngành Công Thương; cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực ngành Công Thương; Xây dựng, triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin phục phát triển kinh tế số ngành Công Thương.
Nhóm phóng viên
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|