Cổ phiếu VTR (Vietravel) bật tăng mạnh sau khi được ra khỏi diện hạn chế giao dịch

(Banker.vn) Cổ phiếu của VTR của Vietravel khởi đầu phiên 12/04 bằng một bước nhảy vọt sau khi được gỡ bỏ hạn chế giao dịch...

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gỡ bỏ hạn chế giao dịch với cổ phiếu VTR của Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (UPCoM: VTR) từ ngày 12/04, với lý do vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính kiểm toán 2022 đã hết âm.

Cổ phiếu VTR (Vietravel) bật tăng mạnh sau khi được ra khỏi diện hạn chế giao dịch

Ngay trong ngày đầu gỡ bỏ giao dịch ( phiên giao dịch ngày 12/04), giá cổ phiếu VTR bật tăng mạnh gần 13% (tính tới lúc 10h30), thậm chí có lúc đã chạm ngưỡng tăng trần.

Trong một diễn biến khác, ngày 7/4 vừa qua, Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital đã hoàn tất các thủ tục mua thêm hơn 1 triệu cổ phiếu VTR, tương đương 3,65% vốn điều lệ Vietravel từ Công ty CP Tập đoàn Vietravel theo phương thức thỏa thuận.

Sau giao dịch trên, VinaCapital sẽ sở hữu 2,85 triệu cổ phiếu (chiếm 9,97% cổ phiếu) tại Vietravel. Theo đại diện Vietravel, việc VinaCapital tham gia đầu tư vào Vietravel sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Công ty mở rộng nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch cũng như đa dạng hóa các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Vietravel và các đơn vị thành viên.

Vietravel sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vào ngày 6/5/2023. Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch năm 2023 với các chỉ tiêu vượt mốc so với kế hoạch năm 2022.

Về kết quả kinh doanh, mới đây VTR đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2022 với nhiều biến động về số liệu so với báo cáo tự lập công bố trước đó. Cụ thể, lợi nhuận gộp của công ty giảm nhẹ hơn 3 tỷ đồng xuống mức 306 tỷ đồng trong khi doanh thu thuần biến động tăng nhẹ lên 3.824 tỷ, riêng doanh thu tài chính lại điều chỉnh tăng lên 387 tỷ đồng, tương ứng 55%.

Ngược lại chi phí tài chính tăng gấp 2 lần lên 105 tỷ đồng chủ yếu biến động tăng chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, lỗ liên doanh liên kết cũng nặng thêm 83 tỷ đồng lên 245 tỷ đồng. Các loại chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng đều nhích tăng nhẹ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Vietravel giảm từ 228,4 tỷ đồng xuống còn gần 105 tỷ đồng, tương đương 54%.

Vietravel giải trình, sở dĩ lợi nhuận 2022 có sự điều chỉnh giảm sau soát xét do công ty ghi nhận trích lập thêm dự phòng các khoản nợ phải thu và hạch toán bổ sung chi phí quản lý ở các công ty con của Tập đoàn. Đáng nói, trên báo cáo tài chính kiểm toán này các số liệu về kết quả kinh doanh của năm 2021 của công ty cũng điều chỉnh rất mạnh so báo cáo tự lập.

Theo đó, doanh thu thuần năm 2021 của công ty điều chỉnh từ 791,8 tỷ đồng tại báo cáo tự lập lên 912,7 tỷ đồng, tương ưng tăng hơn 15%. Tuy nhiên, công ty lại ghi nhận lỗ thêm 94 tỷ đồng lên 349,6 tỷ đồng tại BCTC kiểm toán.

Tại thời điểm cuối năm 2022, cơ cấu nợ, vay nợ tài chính của công ty vẫn ở mức 721 tỷ như báo cáo tự lập, song cơ cấu vay ngắn hạn và dài hạn có sự biến động khác nhau. Còn các chỉ tiêu về tổng tài sản, vay nợ tài chính của năm cũ 2021 không có biến động giữa 2 báo cáo kiểm toán và tự lập.

Nhà đầu tư bắt đầu xuống tiền với tâm thế hoàn toàn mới

Thanh khoản tăng tích cực những phiên giao dịch gần đây được cho là nhờ dòng tiền ở những tài khoản cũ, nhưng chắc chắn ...

Thêm 11 “cái tên” bị HOSE cắt margin: NVL, HPX, HBC, IBC, VJC cũng góp mặt

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ ...

Điểm mặt các doanh nghiệp kinh doanh nghề "độc lạ", đều đặn chia cổ tức siêu cao

Mặc dù kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp kinh doanh nghề "độc - lạ" này không thực sự đột phá, thế nhưng việc ...

Linh Đan (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán