Cổ phiếu vào diện cảnh báo - VEA "trần tình"

(Banker.vn) Mới đây, VEA đã có những phản hồi về việc hơn 1,3 triệu cổ phiếu trên sàn UPCOM bị đưa vào diện cảnh báo...

Sau khi cổ phiếu bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – Công ty CP (UPCoM: VEA) đã có những phản hồi về phương án khắc phục.

Cụ thể, hơn 1,3 tỷ cổ phiếu VEA trên sàn UPCoM đã bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/04/2023 với lý do BCTC của Công ty trong 3 năm liên tiếp bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ.

Cổ phiếu vào diện cảnh báo - VEA
Về phương án khắc phục, VEA cho biết trước mắt sẽ khắc phục các ý kiến kiểm toán ngoại trừ tồn tại trên BCTC hợp nhất 2022

Theo BCTC năm 2022 đã kiểm toán, VEA ghi nhận lãi sau thuế đạt 7.665 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ (5.792 tỷ đồng). VEA cho biết lợi nhuận tăng là do lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng 35% tương ứng 1.873 tỷ đồng.

Đồng thời, cũng tại BCTC kiểm toán 2022, đơn vị kiểm toán cho biết công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với giá trị hơn 166 tỷ đồng.

Đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc đánh giá của Ban Tổng Giám đốc liên quan đến khả năng thu hồi các khoản trên cũng như xác định được liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng khoản phải thu này trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng không thể thu thập bằng chứng kiểm toán để đánh giá trị thuần của hàng tồn kho chậm luận chuyển; một số khoản chi phí treo lại chờ xử lý.

Về phương án khắc phục, Công ty cho biết trước mắt sẽ khắc phục các ý kiến kiểm toán ngoại trừ tồn tại trên BCTC hợp nhất 2022.

Đối với khoản phải thu, đơn vị kiểm toán chỉ ra tại 31/12/2022, Công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu hơn 166 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán. Liên quan đến vấn đề này, VEA cho biết Công ty đang rà soát hồ sơ, tích cực phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm rõ cơ sở pháp lý việc hỗ trợ vốn và lãi hỗ trợ vốn của VEA đối với các đơn vị thành viên. VEA sẽ thực hiện trích lập dự phỏng đối với các khoản hỗ trợ vốn và lãi hỗ trợ vốn sau khi có ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương.

Đối với hàng tồn kho, đơn vị kiểm toán chỉ ra Công ty chỉ mới trích lập dự phòng giảm giả hàng tồn kho hơn 1 tỷ đồng trong tổng giá trị hàng tồn kho tốn dọng, chậm luân chuyển gần 124 tỷ đồng. Về phía VEA cho biết Công ty và các đơn vị thành viên đang khẩn trương xây dựng phương án đấu giá (theo lô, bán lẻ, khuyến mại,...) để tiêu thụ hàng tồn kho tồn đọng, chậm luân chuyển trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, Công ty đang thực hiện mở rộng kênh bán hàng truyền thống (qua đại lý) trên toàn quốc, tích cực tham dự triển lãm về nông nghiệp để giới thiệu sản phẩm,... nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng tồn trong thời gian tới. Một số mặt hàng để xuất khẩu không còn khả thi, các đơn vị thành viên đã dựa vào tái sản xuất để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Cuối cùng là đối với các chi phí chờ xử lý, đơn vị kiểm toán chỉ ra VEA có một số khoản chi phí treo lại chờ xử lý với giá trị 407 tỷ đồng, bao gồm: chi phi lãi vay, khấu hao, tiền thuê đất của Nhà máy sắt xốp ngừng hoạt động từ năm 2015 và Chi nhánh Bắc Kạn của Công ty CP Vật tư và Thiết bị Toàn bộ (Matexim).

Về vấn đề trên, VEA cho biết giá trị chi phí chờ xử lý chủ yếu là chi phi khấu hao tài sản cố định, chi phí lại vay và một số chi phí khác của Nhà máy sắt xốp phát sinh từ các năm trước. Hiện nay, Matexim đang xây dựng phương án tái sản xuất dự án Nhà máy sắt xốp, khoản chi phí chờ xử lý sẽ được phân bổ dần vào giá thành sản xuất khi Nhà máy tái hoạt động trở lại, thời gian phân bổ sự kiến bằng thời gian còn lại của dự án.

Về kết quả kinh doanh, năm 2022, VEA dạt doanh thu đạt 4.747 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 7.665 tỷ đồng – tăng 32% so với năm 2021, cao nhất từ trước tới nay. EPS đạt 5.709 đồng. Bên cạnh đó, đa phần lợi nhuận của tổng công ty không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà là từ lợi nhuận được chia từ các công ty liên kết.

Trong năm 2022, hoạt động liên doanh liên kết mang về lợi nhuận cho VEAM tới 6.984 tỷ đồng – tăng 35% so với năm ngoái.

Hiện, VEAM đang sở hữu 30% vốn tại Công ty Honda Việt Nam; 20% vốn tại Công ty Ô tô Toyota Việt Nam; 25% vốn tại Công ty TNHH Ford Việt Nam. 3 công ty trên mang về chủ yếu lợi nhuận liên doanh, liên kết cho Tổng công ty, trong đó, lợi nhuận được chia từ Honda Việt Nam chiếm phần lớn với 4.380 tỷ đồng, nhận từ Toyota Việt Nam 717 tỷ đồng, Ford Việt Nam 231 tỷ đồng.

Ngoài ra, VEAM còn được biết tới là một trong số những doanh nghiệp có nhiều "của để dành" nhất thị trường chứng khoán Việt. Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của VEA đạt 27.445 tỷ đồng trong đó có gần 12.900 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngắn hạn. Nhờ đó trong năm 2022, lãi tiền gửi của công ty ghi nhận 803 tỷ đồng. Nợ phải trả của công ty đạt 2.221 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu tăng lên mức hơn 25.220 tỷ (gồm 11.706 tỷ đồng thặng dư lợi nhuận sau thuế).

Trên thị trường chứng khoán, sau khi bị đưa vào diện cảnh báo, cổ phiếu VEA đã liên tiếp có các phiên giảm điểm, tuy nhiên mức giảm không quá lớn. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/4, cổ phiếu VEA đứng ở mức giá 36.700 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 82 nghìn đơn vị.

Cổ phiếu vào diện cảnh báo - VEA
Cổ phiếu VEA đã liên tiếp có các phiên giảm điểm, tuy nhiên mức giảm không quá lớn (Nguồn: Cafef)

Tự doanh tương đối "nhẹ tay" mua ròng phiên 26/4, cổ phiếu HPG lại là tâm điểm

Phiên giao dịch ngày 26/4, khối tự doanh các công ty chứng khoán mua ròng hơn 25 tỷ đồng trên cả 3 sàn với tâm ...

Nhận định chứng khoán ngày 27/4/2023: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 27/4/2023. Tạp ...

Thị trường chứng khoán ngày 27/4/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Dòng tiền quay trở lại, VN-Index có phiên hồi phục đầu tiên; Cổ phiếu L35 bị HNX hủy niêm yết bắt buộc; PMW chào bán ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán