Cổ phiếu ngân hàng - "cổ phiếu của năm 2024"

(Banker.vn) Ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment cho rằng ngân hàng sẽ là "nhóm cổ phiếu của năm 2024". Trên nền lãi suất thấp duy trì được Chính phủ định hướng cộng thêm nền định giá thấp với P/E 5-6 lần, P/B 1-1,2 lần, cổ phiếu ngân hàng sẽ có nhiều lợi thế tăng mạnh...

Theo quan sát, trong vòng 1 tháng qua, thị giá nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng tương đối tích cực, trong đó nhiều mã tăng trên dưới 10% như BID (BIDV), VCB (Vietcombank), ACB (Ngân hàng Á Châu), CTG (Vietinbank), EIB (Eximbank), TCB (Techcombank), MBB (MB), OCB (Oricombank)...

Thực tế, từ phiên cuối năm ngoái (29/12/2023) nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu có tín hiệu hưng phấn, trở thành động lực chính dẫn dắt thị trường, sau một thời gian dài "lặng sóng" dưới áp lực từ nợ xấu và nút thắt tăng trưởng tín dụng.

Cổ phiếu ngân hàng -
Hầu hết các chuyên gia phân tích của các công ty chứng khoán cho rằng cổ phiếu ngân hàng sẽ hút mạnh dòng tiền, qua đó tiếp tục đóng vai trò trụ cột để hỗ trợ đà tăng cho thị trường

Mặc dù có sự phân hóa và tập trung ở những mã cổ phiếu đầu ngành, song nhìn chung giá cổ phiếu ngân hàng đang có sự chuyển biến nhờ một số yếu tố hỗ trợ như lợi nhuận kinh doanh năm 2023 ở nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối và một số ngân hàng tư nhân lớn đạt mức tỷ USD.

Cụ thể, VietinBank (mã CTG) đạt hơn 24.000 tỷ đồng, BIDV (mã BID) thu về 26.750 tỷ đồng và quán quân Vietcombank (mã VCB) với 40.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm qua. MBBank (mã MBB) công bố lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 đạt 26.200 tỷ đồng, tăng 15% so năm 2022 và hoàn thành 100% kế hoạch năm, trong đó Ngân hàng mẹ ghi nhận 24.688 tỷ đồng, tăng 22%. Techcombank (mã TCB) cũng báo lãi 22.900 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm...

Triển vọng trong năm 2024

Hầu hết các chuyên gia phân tích của các công ty chứng khoán cho rằng cổ phiếu ngân hàng sẽ hút mạnh dòng tiền, qua đó tiếp tục đóng vai trò trụ cột để hỗ trợ đà tăng cho thị trường. Bởi thực tế nhóm cổ phiếu này vừa trải qua sóng tăng khoảng 10% trong tháng đầu năm 2024 nhưng con số này vẫn còn tương đối khiêm tốn so với giai đoạn 2020-2022.

Chứng khoán VPS cho rằng trong giai đoạn nửa đầu năm 2024, nhóm ngân hàng có nhiều động lực tăng trưởng khi mà mặt bằng lãi suất thấp thúc đẩy nhu cầu tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, các vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản đang dần được tháo gỡ, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi dần.

Hiện, cổ phiếu nhóm ngân hàng được các chuyên gia VPS nhận định đang ở mức định giá hợp lý, P/B trung bình ngành điều chỉnh xuống dưới mức bình quân 10 năm. Trải qua một năm nhiều khó khăn, mặt bằng giá cổ phiếu của ngành ngân hàng được đại diện bởi chỉ số P/B đã điều chỉnh xuống dưới mức bình quân 10 năm, về mức -1 độ lệch chuẩn và đang được giao dịch ở vùng 1.4x – gần với mức đáy 1.3x năm 2020 và 2022.

Ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment cho rằng ngân hàng sẽ là "nhóm cổ phiếu của năm 2024". Trên nền lãi suất thấp duy trì được Chính phủ định hướng cộng thêm nền định giá thấp với P/E 5-6 lần, P/B 1-1,2 lần, cổ phiếu ngân hàng sẽ có nhiều lợi thế tăng mạnh.

Giám đốc Phân tích Kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital, ông Michael Kokalari nhìn nhận cổ phiếu ngành này sẽ hưởng lợi từ sự tăng trưởng lợi nhuận, từ khoảng 7% năm 2023 lên 18% trong năm 2024 và định giá cổ phiếu ngành tại Việt Nam hiện thấp hơn so với mức trung bình 5 năm.

"Lợi nhuận của các ngân hàng sẽ được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng tín dụng trong 2024 và không chỉ cho vay với chủ đầu tư bất động sản, mà cả người mua nhà mới, phù hợp với kỳ vọng về sự phục hồi của thị trường bất động sản năm nay”, chuyên gia VinaCapital kỳ vọng.

Trong kịch bản cơ sở với nền lãi suất huy động được duy trì thấp và tăng trưởng tín dụng dần cải thiện, BSC Equity Research dự báo thu nhập lãi thuần của các ngân hàng có thể tăng trưởng 19% trong năm 2024, giúp lãi ròng dự kiến tăng trưởng 20% so với năm 2023.

Thế nhưng, bên cạnh những triển vọng lạc quan, một số chuyên gia lưu ý, vẫn còn những rủi ro mà nhà đầu tư không nên bỏ qua. Đó là áp lực trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản lớn, gây ra tình trạng rủi ro với một số ngân hàng sở hữu tỷ trọng trái phiếu cao.

Mặt khác, việc tăng giá liên tục của nhóm cổ phiếu ngân hàng giai đoạn vừa qua đã khiến nhà đầu tư hăng hái tham gia nhưng đi cùng đó là sự thận trọng cũng gia tăng khi việc mua đuổi trở nên rủi ro hơn. "Các nhà đầu tư có thể chờ đợi cơ hội rung lắc tham gia, ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp, trích lập dự phòng cao, tăng trưởng CASA tích cực như: VCB, ACB, MBB, CTG", chuyên gia VPS khuyến nghị.

Hai nhân sự tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán (VSDC) từ chức

Hội đồng thành viên của VSDC chỉ còn 1 người là ông Nguyễn Sơn, Phụ trách Hội đồng thành viên.

VHM và VIC gặp áp lực chốt lời, VN-Index bất ngờ đảo chiều

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp phải áp lực chốt lời với thanh khoản có phần tăng dần.

Chứng khoán AAS tặng khách hàng đến 90 ngày magrin lãi suất khủng 5%

2 gói ưu đãi lãi suất siêu khủng của AAS ra mắt đúng thời điểm này giúp các khách hàng của AAS khai mở cơ ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán