Mở cửa phiên giao dịch ngày 14/8, cổ phiếu CSV của Công ty CP Hóa chất Cơ bản miền Nam nhanh chóng lấy cho mình mức tăng mạnh một cách khá "quen thuộc". Cụ thể, tính tới 10h, CSV đã tăng tới hơn 4%, đưa thị giá lên mức 44.250 đồng/cổ phiếu với hơn nửa triệu đơn vị được sang tay. Thị giá hiện tại cũng đang ở mức đỉnh lịch sử kể từ khi niêm yết của CSV. 2 phiên trước đó, CSV đều tăng trần.
Tính từ đầu năm 2024, cổ phiếu đầu ngành hóa chất này đã tăng tới 170%. Việc thị giá cổ phiếu CSV bứt phá mạnh mẽ giúp vốn hóa thị trường của doanh nghiệp theo đó lần đầu chạm mức 4.800 tỷ đồng trong lịch sử 9 năm niêm yết.
Thị giá CSV liên tục vượt đỉnh lịch sử |
Về phía doanh nghiệp, thời gian gần đây không có quá nhiều thông tin. Động lực thúc đẩy giá cổ phiếu CSV được cho là chủ yếu tới từ kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý 2/2204.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 của Hóa chất Cơ bản miền Nam, doanh thu thuần đạt gần 481 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí giá vốn tăng ít hơn mức tăng doanh thu giúp lợi nhuận gộp của CSV cải thiện mạnh 46%, ghi nhận 135 tỷ đồng.
Giải trình, CSV cho biết doanh thu thuần gia tăng nguyên nhân do giá bán các sản phẩm chính giảm, nhưng sản lượng tiêu thụ lại tăng (NaOH tăng 42%, HCL tăng 36%, Clo lỏng tăng 27%, H2SO4 tăng 38%...).
Khấu trừ các khoản chi phí khác, Hóa chất Cơ bản miền Nam báo lãi trước thuế đạt gần 97 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với mức lãi cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu 2024, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của CSV lần lượt đạt 832 tỷ và 159 tỷ đồng; tương ứng tăng 11% và 1% so với cùng kỳ 2023.
Năm 2024, CSV lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 1.640 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 10% so với thực hiện 2023, xuống mức 261 tỷ đồng- mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 4 năm của. Sau nửa năm, doanh nghiệp hóa chất này đã hoàn thành được lần lượt 51% và 61% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đề ra.
Động lực thúc đẩy giá cổ phiếu CSV được cho là chủ yếu tới từ kết quả kinh doanh khởi sắc |
CSV cũng được nhận định có tình hình tài chính lành mạnh khi lượng tiền mặt dồi dào và đòn bẩy tài chính ở mức rất thấp. Tại ngày 30/6/2024, CSV có hơn 627 tỷ đồng tiền gửi và các khoản tiền gửi ngân hàng, chiếm gần 35% cơ cấu tổng tài sản. Chứng khoán An Bình (ABS) trong báo cáo mới đây đánh giá lượng tiền dồi dào sẽ giúp CSV có thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh.
Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng gia tăng, ghi nhận gần 303 tỷ đồng vào cuối quý 2/2024, tương ứng tăng 28% so với hồi đầu năm. Trong khi đó, khoản mục hàng tồn kho trị giá 364,9 tỷ đồng (-0,1% so với thời điểm cuối năm 2023) và chiếm 20,2% cơ cấu tổng tài sản. Cả 2 khoản mục phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều có trích lập dự phòng rất thấp.
Về phía nguồn vốn, công ty có khoảng 74 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, hệ số D/E ở mức rất thấp 0,05 lần. ABS cũng đánh giá CSV duy trì đòn bẩy tài chính thấp và nợ vay có xu hướng giảm dần trong 5 năm trở lại đây khi D/E giảm từ 0,22 lần (2019) xuống mức 0,07 lần (2023). Việc duy trì đòn bẩy thấp sẽ giúp cho CSV không phải chịu gánh nặng lãi.
Bên cạnh đó, công ty có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt khá đều và tối thiểu 10%/năm trên mệnh giá (năm 2022 là 35%, năm 2023 là 25% và kế hoạch 2024 là 10% bằng tiền).
Hòa Phát "đau đầu" vì các chiêu trò lừa đảo mạo danh, cổ phiếu trên sàn bị bán mạnh Cổ phiếu HPG bị bán mạnh trong bối cảnh Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đang đau đầu với loạt chiêu ... |
Nhận định chứng khoán phiên 14/8: Vượt ngưỡng 1.230, tiến về vùng 1.255 điểm Nhận định về diễn biến tiếp theo, Chứng khoán BSC cho rằng, thị trường cần một cây nến chỉ hướng với thanh khoản ủng hộ ... |
Nhóm cổ phiếu nào đủ khả năng "dẫn sóng" thị trường chứng khoán những tháng cuối năm? Trong báo cáo phân tích mới đây, Bộ phận phân tích chứng khoán Tiên Phong đã chỉ ra 2 nhóm cổ phiếu có khả năng ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|