Chứng khoán phiên chiều 13/4: Nhóm BĐS, xây dựng giảm sâu, VN-Index giảm hơn 5 điểm

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán phiên giao dịch chiều ngày 13/4 chứng kiến cổ phiếu nhóm bất động sản, xây dựng giảm sâu với bộ đôi NVL và LDG "dẫn đầu", VN-Index kết phiên giảm hơn 5 điểm...

Thị trường chứng khoán ngày 13/4/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/4, VN-Index giảm 5,15 điểm (-0,48%), xuống 1.064,3 điểm với 121 mã tăng, trong khi có tới 268 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 671,5 triệu đơn vị, giá trị 11.351,6 tỷ đồng, giảm 6,6% về khối lượng và 8,9% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 77,3 triệu đơn vị, giá trị 1.389 tỷ đồng.

Chứng khoán phiên chiều 13/4: Nhóm BĐS, xây dựng giảm sâu, VN-Index giảm hơn 5 điểm
Lực bán mạnh từ NVL và LDG đã lan rộng ra nhóm bất động sản, xây dựng, khiến sắc đỏ xuất hiện nhiều hơn trong nhóm này

Lực bán mạnh từ NVL và LDG đã lan rộng ra nhóm bất động sản, xây dựng, khiến sắc đỏ xuất hiện nhiều hơn trong nhóm này. Trong đó, ngoài LDG, thì UDC cũng yên vị ở mức sàn 3.820 đồng được xác lập từ phiên sáng.

Các mã giảm mạnh khác trong nhóm có DXS giảm 5,8% xuống 6.510 đồng, PTL giảm 4,6% xuống 3.700 đồng, CTD giảm 4% xuống 46.000 đồng, HTL giảm 3,3%, NTL giảm 3,1%, HPX giảm 2,9%, SCR giảm 2,7%, NHA giảm 2,6%...

Trong khi đó, vẫn có những mã ngược sóng, đáng kể là DIG tăng 1,2% lên 17.400 đồng, khớp 24,48 triệu đơn vị, đứng thứ 3 về thanh khoản sau NVL và VND; DXG tăng 0,4% lên 13.700 đồng, khớp 20,26 triệu đơn vị; IJC tăng 1,7% lên 14.650 đồng, KBC tăng 1,1% lên 26.500 đồng, NVT tăng 1,6%, FIR tăng 1,4%...

Chứng khoán phiên chiều 13/4: Nhóm BĐS, xây dựng giảm sâu, VN-Index giảm hơn 5 điểm
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/4 (Nguồn: SSI)

Trong khi đó, nhóm ngân hàng có được sự cân bằng với đà tăng giảm của các mã không lớn. Trong các mã giảm, chỉ có 2 mã giảm hơn 1%, trong đó giảm mạnh nhất là TCB mất 1,6% xuống 30.200 đồng, tiếp đến là SHB giảm 1,2% xuống 12.050 đồng, sau khi tăng mạnh 3,8% trong phiên hôm qua.

Ngược lại, cũng chỉ có 2 mã tăng trên 1% là STB tăng 1,3% lên 26.450 đồng và BID tăng 1,2% lên 44.950 đồng. Bên cạnh đó, HDB từ mức giảm mạnh thứ 2 của nhóm trong phiên sáng, đã đảo chiều thành công khi đóng cửa tăng nhẹ 0,3% lên 19.700 đồng, trong khi “anh cả” VCB lại giảm nhẹ 0,1%. Trong nhóm này, VPB là mã có thanh khoản tốt nhất với 19,92 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,2% xuống 20.600 đồng, tiếp đến là SHB khớp 19,61 triệu đơn vị, STB khớp 16,21 triệu đơn vị.

Nhóm chứng khoán lại kém tích cực hơn khi chỉ có 2 sắc xanh tại TVS (+0,9%) và HCM (+1,6% lên 25.700 đồng). Trong khi đó, VND là mã chứng khoán có giao dịch sôi động nhất với 30,57 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 2,6% xuống 15.200 đồng. Tiếp đến là SSI khớp 17,75 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,1% xuống 21.750 đồng, VIX khớp 16,24 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 2,5% xuống 7.900 đồng…

Nhóm thép cũng chỉ có 3 sắc xanh nhạt, cùng HMC đứng giá, còn lại đều giảm. Trong đó, HPG giảm 1,5% xuống 20.450 đồng, HSG giảm 2,9% xuống 15.100 đồng, NKG giảm nhẹ hơn khi mất 0,7% xuống 14.600 đồng. HPG và HSG là 2 mã có giao dịch sôi động nhất nhóm với thanh khoản lần lượt là 14,71 triệu đơn vị và 12,67 triệu đơn vị.

Nhóm dầu khí trong khi PLX và GAS giữ được sắc xanh nhạt, thì PVD lại đảo chiều giảm nhẹ.

Trên sàn HNX, chỉ số chính cũng nới rộng đà giảm trong phiên chiều với sắc đỏ gần gấp 2 lần sắc xanh. Đóng cửa, HNX-Index giảm 2,1 điểm (-0,99%), xuống 209,84 điểm với 60 mã tăng, trong khi có tới 111 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 87,5 triệu đơn vị, giá trị 1.270,8 tỷ đồng, giảm 9,5% về khối lượng và 5,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,7 triệu đơn vị, giá trị 53,2 tỷ đồng.

SHS vẫn là mã có giao dịch sôi động nhất sàn với 21,6 triệu đơn vị, đóng cửa nới đà giảm lên gần gấp đôi so với phiên sáng khi mất 1,9% xuống 10.300 đồng, cũng là mức giá thấp nhất ngày.

Trong 2 mã dầu khí có giao dịch tích cực phiên sáng, chỉ còn PVS giữ được phong độ khi đóng cửa tăng 1,1% lên 26.400 đồng, khớp 7,9 triệu đơn vị, còn PVC đảo chiều giảm 0,6% xuống 16.300 đồng, khớp 3,07 triệu đơn vị.

Chiều nay ghi nhận sự “nổi loạn” của AMV khi được đẩy lên mức kịch trần 4.400 đồng, với thanh khoản lớn, khớp 6,13 triệu đơn vị, đứng thứ 4 về thanh khoản trên sàn và còn dư mua trần.

Trong khi đó, CEO nới đà giảm khi đóng cửa mất 1,6% xuống 24.900 đồng, khớp 7,87 triệu đơn vị. IDJ, MBS là các mã có thanh khoản tốt tiếp theo với 4,46 triệu đơn vị và 3,12 triệu đơn vị, đồng thời, cùng đóng cửa giảm 7,8% xuống 11.800 đồng và 2,4% xuống 16.300 đồng.

Trên UPCoM, sau hơn nửa phiên bò trườn ở mức đóng cửa phiên sáng, chỉ số bất ngờ bốc đầu theo hướng thẳng đứng và đóng cửa may mắn sắc xanh nhạt. Nguyên nhân cũng giống phiên sáng, xuất phát chính từ VNZ khi mã này bất ngờ có được lệnh khớp 100 đơn vị tại mức giá 800.000 đồng cuối phiên, từ mức giảm 14,9% của phiên sáng. Bên cạnh đó, còn có sự góp vui của IDP khi cũng được khớp lệnh 200 đơn vị ở mức giá 265.000 đồng, mức cao nhất ngày khi đóng cửa và tăng tới 14,3% so với tham chiếu.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,26%), lên 79,35 điểm với 126 mã tăng và 126 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49,8 triệu đơn vị, giá trị 758,9 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,2 triệu đơn vị, giá trị 140 tỷ đồng.

Ngoài 2 kẻ “quấy phá” trên, các mã đáng chú ý khác trên sàn vẫn giao dịch bình thường. Trong đó, BSR là mã khớp lớn nhất như thường lệ với 18,2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,8% lên 17.000 đồng. Một mã dầu khí khác là OIL cũng giữ được đà tăng, dù thấp hơn phiên sáng, khi đóng cửa tăng 2,2% lên 9.500 đồng, khớp 2,34 triệu đơn vị.

Trong khi đó, C4G vươn lên vị trí thứ 2 về thanh khoản với 2,51 triệu đơn vị, đóng cửa tiếp tục có phiên tăng 1,6% lên 12.700 đồng.

Mã còn lại có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị là SBS, nhưng đóng cửa giảm 3,3% xuống 5.900 đồng. Ngoài ra, còn có 2 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là ABB và VHG, đều đóng cửa ở tham chiếu.

Thị trường chứng khoán ngày 13/4/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Đầu tư thu nhập thụ động và cách tạo ra nguồn thu nhập thụ động

Thu nhập thụ động là một yếu tố quan trọng giúp đạt được trạng thái thoải mái và tự do tài chính. Nguồn thu nhập ...

Khối ngoại sẽ trở lại mạnh mẽ vào 6 tháng cuối năm 2023

Dưới góc nhìn tích cực, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối phân tích khách hàng cá nhân, Chứng khoán Yuanta cho rằng, dòng vốn ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán