Chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh mẽ, Dow Jones tăng hơn 500 điểm sau 6 phiên rớt liên tục

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh trong ngày 28/9, chỉ số Dow Jones phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy năm 2022 khi Ngân hàng Trung ương Anh quốc (BoE) cho biết, sẽ mua trái phiếu để ổn định thị trường tài chính, một sự đảo ngược đáng kinh ngạc trong chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện trong năm nay của hầu hết các ngân hàng trung ương.

Động thái này đã ổn định đồng Bảng Anh (GBP), trở thành tâm điểm chú ý trên thị trường tuần này khi đồng tiền này giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đã giảm từ mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, làm giảm bớt lo ngại rằng lãi suất cao hơn đang bóp nghẹt nền kinh tế.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng gần 549 điểm, tương đương 1,88%, lên xấp xỉ 29.684 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,97% lên 3.719 điểm. Chỉ số nặng về công nghệ Nasdaq Composite đi lên mạnh nhất khi có thêm 2,05%, đóng cửa phiên 28/9 ở gần 11.052 điểm.

Chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh mẽ, Dow Jones tăng hơn 500 điểm sau 6 phiên rớt liên tục

Đây là phiên tăng đầu tiên của Dow Jones và S&P 500 sau chuỗi 6 ngày đỏ lửa liên tục. Trong 6 ngày trước, Dow Jones đã mất tổng cộng 1.885 điểm.

Sau phiên hồi phục 28/9, S&P 500 đang kém đỉnh lịch sử thiết lập đầu tháng 1 năm nay 22,8%, Dow Jones thấp hơn đỉnh hồi đầu năm 19,7% - tức là tạm thoát khỏi vùng thị trường gấu. Nasdaq vẫn còn kém kỷ lục hồi tháng 11/2021 tới gần 32%.

Ngày 28/9, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thông báo sẽ tạm thời mua các trái phiếu kỳ hạn dài do chính phủ Anh phát hành nhằm chặn đà suy giảm của đồng bảng (GBP). Giá trị của GBP tăng khoảng 1,4% lên mức 1,0881 USD.

Động thái mua trái phiếu được BoE thông báo chỉ ít ngày sau khi ngân hàng trung ương (NHTW) này tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản (bps) để ghìm cương lạm phát đang ở quanh 10%. Nói cách khác, BoE đã đảo ngược chính sách từ thắt chặt sang nới lỏng khi thị trường ngoại hối gửi đi tín hiệu xấu.

Tại Mỹ, lợi suất trái phiếu Kho bạc ngày 28/9 giảm từ mức đỉnh 14 năm, làm dịu đi lo ngại về nguy cơ mặt bằng lãi suất cao bóp nghẹt nền kinh tế. Cụ thể, lợi suất 10 năm dừng ở 3,759% dù trong phiên đã có lúc vọt lên trên 4% - mức cao nhất kể từ năm 2008. Theo CNBC, 28/9 là phiên giảm mạnh nhất của lợi suất 10 năm kể từ cuối 2020.

Đà tăng của thị trường cổ phiếu phiên lan rộng khắp các nhóm ngành, cổ phiếu năng lượng dẫn đầu làn sóng hồi phục, theo sau là nhóm viễn thông và cuối cùng là ngành công nghệ.

Một ngoại lệ đáng chú ý là Apple. Cổ phiếu của táo khuyết sụt 1,3% sau khi Bloomberg dẫn nguồn tin riêng cho biết Apple hủy bỏ kế hoạch tăng sản lượng iPhone vì nhu cầu không như kỳ vọng. Cụ thể, Apple dự tính sẽ sản xuất 90 triệu sản phẩm, ngang với năm trước, thay vì tăng sản lượng thêm 6 triệu chiếc trong nửa cuối năm như kế hoạch.

Tại châu Âu, các thị trường chứng khoán cũng diễn biến tích cực. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu nói chung và FTSE của Anh đều tăng 0,3%. DAX của Đức và CAC của Pháp đi lên tương ứng 0,36% và 0,19%.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Cổ phiếu ngân hàng phiên 28/9: Sắc đỏ lan rộng, thanh khoản giảm xuống mức thấp kỷ lục

Phiên hôm nay, trong 27 mã cổ phiếu ngân hàng thì chỉ có 4 mã tăng giá, trong khi có tới 19 mã giảm giá.

Nhận định chứng khoán ngày 29/9/2022: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 29/9/2022. Tạp ...

Thị trường chứng khoán ngày 29/9/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

VN-Index vẫn "bốc hơi" mạnh phiên 28/9; 20,5 triệu cổ phiếu VVS được chấp thuận niêm yết trên HNX; HOSE nhận hồ sơ đăng ký ...

Khánh Vân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục